Mặt hàng chủ lực của Việt Nam được người Nga mạnh tay săn lùng: Gần một nửa thế giới ‘đặt gạch’ mua hàng, nước ta là 1 trong 3 ‘ông trùm’ của thế giới

Như Quỳnh | 22:16 19/02/2024

Xuất khẩu mặt hàng này sang Nga đã tăng gấp đôi trong năm 2023.

Mặt hàng chủ lực của Việt Nam được người Nga mạnh tay săn lùng: Gần một nửa thế giới ‘đặt gạch’ mua hàng, nước ta là 1 trong 3 ‘ông trùm’ của thế giới
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2023 đã thu về hơn 2,9 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng trước đó. Tính chung cả năm 2023, nước ta đã thu về từ hàng dệt may hơn 33,3 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2022.

Xét về thị trường, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam. Đối với Mỹ, quốc gia này đã chi hơn 14,46 tỷ USD nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 44% và giảm 16% so với năm 2022. Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam với hơn 4 tỷ USD, giảm nhẹ gần 1% so với năm trước. Hàn Quốc xếp thứ 3 với 3,04 tỷ USD, giảm 7,8% so với năm 2022.

c2.png
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đáng chú ý trong khi các thị trường chủ đạo đều ghi nhận sự sụt giảm, xuất khẩu dệt may sang Nga lại tăng mạnh trong năm 2023. Cụ thể xứ bạch dương đã chi hơn 490 triệu USD nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, tăng gấp đôi – tương đương với 121% so với năm trước đó. Hàng dệt may cũng là hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất sang Nga trong năm 2023 và có trị giá cao nhất trong vòng 5 năm qua. Điều này đã chứng minh rằng hàng may mặc của Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng tại quốc gia này.

c3.png
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2021 dệt may Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới với 5,7% thị phần. Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2021, vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Trung Quốc, Bangladesh. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với từ 47-50 các mặt hàng khác nhau.

Lợi thế thường nhắc đến của ngành dệt may Việt Nam để cạnh tranh với các đối thủ lớn như Bangladesh, Ấn Độ,... là lao động dồi dào, nhân công giá rẻ, Với lợi thế đó, dệt may trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đóng góp trên 10% cho kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

Tuy nhiên kể từ cuối năm 2022, bất ổn địa chính trị, lạm phát gia tăng trên toàn cầu khiến tổng cầu dệt may thế giới suy giảm; nhiều thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như: Mỹ, EU… cầu giảm mạnh do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu, trong đó có dệt may. Đặc biệt trong năm 2023 tổng cầu dệt may suy giảm, giá đặt hàng sản xuất có giảm mạnh, bình quân giảm trên 30%, cá biệt mặt hàng số lượng lớn giảm tới 50%.

Ngành dệt may Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ tiếp tục đối diện với hàng loạt khó khăn, chịu tác động bởi kinh tế thế giới và trong nước dẫn đến nhu cầu sản phẩm giảm. Bên cạnh đó là hàng loạt các chi phí đầu vào tăng như giá điện, giá cước vận tải, lương tối thiểu cùng các quy định mới từ thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024, tăng khoảng 4 tỷ USD so với năm 2023.


(0) Bình luận
Mặt hàng chủ lực của Việt Nam được người Nga mạnh tay săn lùng: Gần một nửa thế giới ‘đặt gạch’ mua hàng, nước ta là 1 trong 3 ‘ông trùm’ của thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO