Là cứu tính hoàn hảo giải 'cơn khát' khí đốt châu Âu nhưng loại tàu đặc biệt này chỉ có số lượng đúng... 50 chiếc trên toàn cầu

Như Quỳnh | 08:32 02/12/2022

Có thể nói tàu chứa nổi rất quan trọng trong "cuộc chiến năng lượng" của châu Âu với Nga. Tuy nhiên số lượng trên toàn thế giới chỉ có... 50 chiếc và giá khí đốt đang tăng trở lại khi kho dự trữ đang vơi dần.

Là  cứu tính hoàn hảo giải 'cơn khát' khí đốt châu Âu nhưng loại tàu đặc biệt này chỉ có số lượng đúng... 50 chiếc trên toàn cầu
Ảnh minh họa

"Cứu tinh" hoàn hảo nhưng không bền

Châu Âu đã tăng cường các tàu lưu trữ và tái chế khí nổi hay còn được gọi là tàu FSRU - hệ thống tàu quan trọng trong vận chuyển và lưu trữ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) bằng đường biển kể từ khi Nga cắt dòng chảy khí đốt qua đường ống tới lục địa này vào mùa hè vừa qua. Những con tàu này có thể giúp các quốc gia tăng nhanh khả năng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, tuy nhiên hiện trên thế giới chỉ có vỏn vẹn 50 chiếc.

Đây không chỉ là tin buồn đối với châu Âu khi khối này chưa kịp mừng vì thoát khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt trong năm nay mà đây còn là tin buồn đối với các quốc gia đang nhập khẩu LNG trên toàn thế giới. 

Các tàu FSRU này được kết nối với các cảng hiện có, nơi chúng chuyển đổi LNG đặc lại thành dạng khí, sau đó được bơm vào các đường ống kết nối trên bờ. Nếu so với nhà ga khí đốt cố định trên bờ, những con tàu này chỉ mất một nửa thời gian để xây dựng và chỉ tốn 60% chi phí. Điều này khiến chúng trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các quốc gia đang phát triển mà họ đang đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt. 

Đối với Bỉ, Chính phủ Brussels hiện nay đang coi chúng là một phần của giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Liên minh châu Âu cần nhanh chóng cắt giảm mức độ tiếp xúc với khí đốt của Nga nhưng cuối cùng cũng phải chuyển từ LNG sang các dạng năng lượng sạch hơn trong bối cảnh họ muốn các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời chiếm ít nhất 40% trong tổng năng lượng của khối vào năm 2030. Bởi vậy việc thuê một chiếc tàu FSRU là một giải pháp hoàn hảo.

1111.png
Nhà ga LNG tại Đức. Ảnh: WSJ

Trong khi Tây Ban Nha và Anh có năng lực nhập khẩu LNG tốt, Đức và Hà Lan có truyền thống dựa vào đường ống dẫn khí đốt từ Nga và cần cải thiện khả năng tiếp nhận hàng hóa bằng đường biển. Hà Lan đang lắp đặt hai tàu FSRU tại cảng Eemshaven của mình, có thể xử lý 8 tỷ mét khối hàng nhập khẩu mỗi năm khi chúng được đưa vào hoạt động hết công suất. Cùng với việc mở rộng kho cảng nhập khẩu LNG hiện có ở Rotterdam, quốc gia này sẽ tăng gấp đôi công suất nhập khẩu kể từ khi cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu.

Đức đã thuê khoảng sáu chiếc tàu FSRU và hiện đang lắp đặt một tại Lubmin - địa điểm gần cảng nơi các dòng chảy từ đường ống Nord Stream của Nga từng đến. Những dự án này và các dự án mở rộng cảng khác sẽ tăng 15% công suất tái khí hóa LNG tổng thể của EU trong mùa đông này. 

Năm 2022 đã đánh dấu một sự thay đổi đối với chủ sở hữu của những con tàu vốn "ế ẩm" vào thời gian trước đây. Năm ngoái, chi phí thuê một trong những con tàu này chỉ là 100.000 USD/ngày và nhu cầu ở mức rất thấp. Tuy nhiên tỷ lệ ngày đã tăng gấp đôi trong 12 tháng qua và được dự báo sẽ duy trì ở mức cao. Nguồn cung sẽ vẫn eo hẹp do các nhà máy đóng tàu ở Hàn Quốc, nơi chúng thường được sản xuất, đã kín đơn hàng trong vài năm.

Kể từ khi lên sàn vào tháng 4 năm nay, cổ phiếu của Excelerate Energy, công ty sở hữu 1/5 số tàu FSRU trên thế giới, đã tăng 20%. Các tàu của công ty này được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra các thị trường LNG mới ở các quốc gia như Pakistan.

Giá khí đốt tăng trở lại

Các hợp đồng khí đốt tương lai chuẩn đã tăng tới 13% lên mức cao nhất kể từ ngày 13 tháng 10. Theo Maxar Technologies Inc. và Marex, nhiệt độ trên khắp châu Âu có thể sẽ giảm mạnh kể từ tháng 12 sau khi nhiệt độ tương đối ôn hòa vào tháng 11 vừa qua và có thể sẽ lạnh hơn so với mức trung bình. 

Một mùa đông khắc nghiệt có thể khiến lục địa này dễ bị siết chặt nguồn cung hơn sau khi Nga cắt hầu hết dòng khí đốt qua đường ống trong mùa hè. Khí đốt tự nhiên hóa lỏng đã giúp bổ sung các lô hàng bị thiếu và làm đầy các hồ chứa, nhưng các kho dự trữ đang bắt đầu giảm. Giá xăng cao hơn bốn lần so với bình thường vào thời điểm này trong năm, thúc đẩy lạm phát và gây tổn hại cho các nền kinh tế.

Hợp đồng tương lai tháng trước của Hà Lan TTF -  điểm chuẩn châu Âu đã cao hơn 6,8% ở mức 156,38 euro/MWh. Hợp đồng tương đương của Vương quốc Anh cũng đã tăng 6,9%. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng để vượt qua mùa đông. Nếu một đợt lạnh giá cũng tấn công châu Á, nhu cầu trong khu vực có thể tăng cao và làm gia tăng cạnh tranh về hàng hóa và có khả năng đẩy giá lên cao.

Theo WSJ, Bloomberg

Bài liên quan

(0) Bình luận
Là cứu tính hoàn hảo giải 'cơn khát' khí đốt châu Âu nhưng loại tàu đặc biệt này chỉ có số lượng đúng... 50 chiếc trên toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO