Kinh tế trưởng VESS: Tăng trưởng cung tiền phải được kiểm soát một cách phù hợp

Lê Hà | 23:10 24/11/2022

Trao đổi tại Diễn đàn Chính sách Tài khóa và Phát triển 2022, PGS.TS.Phạm Thế Anh chia sẻ sâu về những vấn đề kinh tế hiện tại Việt Nam đang gặp phải trong giai đoạn hậu Covid, những khó khăn mà chính sách tài khoán hiện tại ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước.

Kinh tế trưởng VESS: Tăng trưởng cung tiền phải được kiểm soát một cách phù hợp
PGS. TS. Phạm Thế Anh

Xu hướng kinh tế và vai trò của chính sách tài khóa

Theo PGS. TS. Phạm Thế Anh, giai đoạn từ năm 1991-2021 GDP Việt Nam tăng bình quân 6,57%, quy mô kinh tế năm 2021 xấp xỉ 363 tỷ USD (nằm trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới), GDP đầu người năm 2021 đạt gần 3.700 USD/người (gấp 2,4 lần năm 2011).

316599713_889423465799285_9150225764481302478_n.jpg

Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay tăng trưởng chậm lại do hậu quả của các chính sách vĩ mô yếu kém thời kỳ trước đó, ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế bất lợi.

“Chúng ta chỉ có thể đuổi kịp các nước có thu nhập cao hơn nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong một giai đoạn dài. Tuy nhiên, hiện tại tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đang chậm lại, không duy trì được tốc độ như cũ nên khả năng đuổi kịp những nước này đang ngày càng xa hơn”, PGS. TS. Phạm Thế Anh chia sẻ.

316603078_702246077760981_4068771119342016814_n.jpg

Trong giai đoạn này, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức một con số, cán cân thương mại liên tục thặng dư từ năm 2016; đầu tư nước ngoài ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng 10 lần trong giai đoạn 2010-2021.

Tuy nhiên, gánh nặng nợ công có thể gây bất ổn cho nền kinh tế trong thập niên tới. Theo đó, giai đoạn 2010-2021, nợ công tăng 3,2 lần từ 1.144 nghìn tỷ đồng lên 3.655 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng 11,3%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, chính sách tiền tệ còn nặng về can thiệp hành chính.

PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, tăng trưởng hiện nay đang dựa vào xuất khẩu và FDI. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 18,4% trong giai đoạn 2001-2021, tỷ trọng xuất khẩu/GDP vượt 100%. Việt Nam tham gia ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do và vốn FDI giải ngân những năm gần đây xấp xỉ đạt 20 tỷ USD/năm (gấp đôi so với 10 năm trước).

316797668_1696307704146648_3791982051485148126_n.jpg

Như vậy, chính sách vĩ mô tốt sẽ dẫn đến tài khoá vững mạnh, tăng trưởng tiền tệ thấp, lạm phát – tỷ giá – chi phí lao động sẽ ổn định và từ đó tăng trưởng cao, tài khoá vững mạnh.

Nếu chính sách vĩ mô tồi sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoá, tăng trưởng tiền tệ - giá cả - tiền lương tăng cao, dẫn đến hệ thống tài chính suy yếu, suy thoái kinh tế và thâm hụt tài khoá.

Chia sẻ thực trạng tài khóa và tiền tệ của Việt Nam trong những năm qua, PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết: về vấn đề thu ngân sách nhà nước, tốc độ tăng thu có chậm lại dù vẫn ở mức cao, từ 11,5%/năm trong giai đoạn 2011-15 xuống 8,8%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ thu ngân sách/GDP tăng từ 23,6% lên 25,2% trong cùng giai đoạn, cao nhất trong ASEAN-5. Tỷ lệ thu từ thuế và phí giảm nhanh từ 88% trong năm 2011 xuống còn 72% năm 2020.

Về vấn đề chi ngân sách nhà nước, PGS.TS chỉ ra chi ngân sách nhà nước tăng gần 2 lần sau 1 thập kỷ, cơ cấu chi kém hợp lý. Mặc dù chi ngân sách có xu hướng giảm trong thời gian gần đây nhưng vẫn ở mức cao so với khu vực.

Tỷ lệ nợ công/GDP có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ lệ nợ công/Thu NSNN lại tăng. Nghĩa vụ trả nợ của chính phủ/thu NSNN tăng nhanh.

Về tiền tệ và hệ thống ngân hàng, ông Phạm Thế Anh cho biết nhà nước đang có chính sách tiền tệ đa mục tiêu, tốc độ tăng cung tiền trong giai đoạn từ 2013-nay thấp hơn hẳn so với trước đó. Nhờ đó, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái được kiểm soát tốt hơn. Chính sách tiền tệ có tín nhiệm cao hơn.

Một số khuyến nghị chính sách

PGS.TS Phạm Thế Anh đã đưa ra một số khuyến nghị về chính sách tài khoá, tiền tệ và tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.

Theo đó, về chính sách tài khoá, mục tiêu cao nhất là đảm bảo tính bền vững của nợ công; ổn định quy mô nợ công theo khả năng thu thuế; kiểm soát nghĩa vụ nợ/Thu ngân sách; Cải thiện cơ cấu chi ngân sách theo hướng giảm tiêu dùng tăng chi đầu tư phát triển…

Liên quan đến chính sách tiền tệ, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng cần ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm; tăng trưởng cung tiền phải được kiểm soát một cách phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nên theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (managed float). Loại bỏ các can thiệp hành chính.

Về trần tăng trưởng tín dụng, theo PGS. TS Phạm Thế Anh, đây được cho là kiểm soát lạm phát chính xác hơn so với cung tiền.

Việc áp dụng trần tăng trưởng tín dụng có thể kiểm soát trực tiếp tới từng ngân hàng, dễ dàng điều tiết nguồn lực tới các ngành nghề mục tiêu, khuyến khích doanh nghiệp đi vay nước ngoài.

Tuy nhiên, ngành ngân hàng trở nên kém cạnh tranh, hệ thống dư thừa dự trữ. Bên cạnh đó là khó kiểm soát khi tín dụng có thể trá hình sang các dạng khác. Kéo theo nhiều can thiệp hành chính trực tiếp khác, hạn chế sự phát triển của hệ thống tài chính. Đặc biệt là nguy cơ chuyển dịch tiết kiệm/tài sản ra nước ngoài.

“Nên sớm chấm dứt việc sử dụng trần tín dụng cũng như các can thiệp hành chính trực tiếp khác trên thị trường vốn/tiền tệ. Thay vào đó, kiểm soát tiền cơ sở và cung tiền; điều tiết gián tiếp qua lãi suất mục tiêu; giám sát chặt chẽ các NHTM”, PGS.TS Phạm Thế Anh kiến nghị.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Kinh tế trưởng VESS: Tăng trưởng cung tiền phải được kiểm soát một cách phù hợp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO