Kinh nghiệm IPO quốc tế và những gợi ý cho doanh nghiệp công nghệ Việt

An Nam | 14:57 18/07/2025

Thời gian qua, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng với động lực mạnh mẽ đến từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 không ít doanh nghiệp trong khu vực, nhất là các doanh nghiệp Proptech đã IPO thành công tại Mỹ qua đó thu hút về dòng vốn hàng tỷ USD.

Kinh nghiệm IPO quốc tế và những gợi ý cho doanh nghiệp công nghệ Việt
Hội thảo chuyên sâu về cơ hội niêm yết quốc tế do Meey Group tổ chức với sự tham gia của đại diện Nasdaq, ARC và nhiều doanh nghiệp công nghệ, chuyên gia.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế có quy mô lớn thứ 2 thế giới, quốc gia láng giềng của Việt Nam hiện có số doanh nghiệp IPO thành công tại Mỹ lớn nhất trong khu vực.

Dữ liệu từ USCC (Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc) cho biết, tính đến ngày 7 tháng 3 năm 2025, có 286 công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ với tổng vốn hóa thị trường khoảng 1,1 nghìn tỷ USD.

Đáng chú ý, trong các doanh nghiệp Trung Quốc IPO thành công tại Mỹ thời gian qua nổi lên một số tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ bất động sản (Proptech) như KE Holding (NYSE:BEKE) niêm yết tháng 8/2020 - quy mô vốn khi IPO 2,1 tỷ USD và giá cổ phiếu tăng đến 87 % ngay ngày đầu lên sàn.

Theo đó, các doanh nghiệp PropTech Trung Quốc cho thấy có những sự bứt phá mạnh mẽ nhờ làn sóng IPO quốc tế, nhất là tại Mỹ qua NYSE/Nasdaq (Ke Holdings, CloudMinds,…) khi tiếp cận được một thị trường vốn dồi dào và dễ dàng kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngoài ra, cũng có thể kể đến một số doanh nghiệp Proptech “gốc” Trung Quốc như PropertyGuru – nền tảng BĐS trực tuyến tại Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam) - đã niêm yết trên NYSE qua SPAC vào tháng 3/2025 hay Reitar Logtech (RITR) - doanh nghiệp Hong Kong theo mô hình “bất động sản và công nghệ logistics (PLT)” đã IPO trên NASDAQ năm 2024.

Tại Singapore, những cái tên nổi bật đã IPO thành công tại Mỹ có thể kể đến như Sea Limited (NYSE:SE) niêm yết năm 2017 với doanh thu năm 2024 đại 16,8 tỷ USD, lợi nhuận ròng 444 triệu USD; Ryde Group (NYSE: RYDE) - hãng gọi xe và carpooling ra mắt 2014, niêm yết trên NYSE từ tháng 3/2024 thông qua IPO bằng SPAC; TDCX (NYSE: TDCX) - công ty cung cấp dịch vụ outsourcing và hỗ trợ khách hàng; ASLAN Pharma (NASDAQ: ASLN) - Công ty dược phẩm – biotech của Singapore niêm yết trên Nasdaq.

Ngoài sàn NYSE/Nasdaq, một số doanh nghiệp Singapore khác cũng niêm yết dưới dạng ADR qua sàn OTC của Mỹ, bao gồm ComfortDelGro (đại gia vận tải đa quốc gia), DBS, UOB, SIA, Wilmar, Keppel, SingTel, SembCorp, SIA Engineering… tổng cộng có khoảng hơn 30 công ty.

Tại Thái Lan, Fabrinet (NYSE: FN) - doanh nghiệp có trụ sở tại Thái Lan nhưng pháp lý tại Cayman hiện là đại diện duy nhất hiện diện trên sàn chính thống từ đang niêm yết chính thức trên một sàn chứng khoán Mỹ.

Ngoài ra, có khoảng hơn 30 doanh nghiệp Thái Lan đang giao dịch dưới dạng ADR/TPR trên thị trường OTC của Mỹ, gồm các lĩnh vực đa dạng như ngân hàng (Bangkok Bank, Kasikornbank), năng lượng (PTT), thực phẩm (Thai Union, Thai President Foods), y tế (Bangkok Dusit Medical Services), hạ tầng (Airports of Thailand)…

Tại Việt Nam, thời gian qua, đã có không ít doanh nghiệp bày tỏ tham vọng IPO tại các thị trường chứng khoán quốc tế. Cụ thể, từ khoảng cuối năm 2008, Vinamilk đã được SGX chấp thuận niêm yết, tuy nhiên, sau đó do những biến động của thị trường quốc tế, Vinamilk đã quyết định tạm dừng kế hoạch này.

Sau Vinamik, một số cái tên khác có thể nhắc đến như VNG, Tiki, Bamboo Airways, Loship, Vietjet, CrownX,… cũng đã từng đánh tiếng hoặc có những bước đi tương đối cụ thể để niêm yết chứng khoán trên thị trường quốc tế nhưng đến nay mới chỉ có VinFast là cái tên duy nhất đã niêm yết thành công trên Nasdaq thông qua SPAC.

Tiềm năng từ một ngành công nghệ mới nổi

Có thể nói, việc gia nhập thị trường chứng khoán Mỹ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, và các nước Asean nói chung cũng như Việt Nam nói riêng hứa hẹn mở ra những cơ hội to lớn khi qua đó có thể tiếp cận thị trường vốn lớn và sôi động nhất thế giới.

Tuy nhiên, cùng với quy mô lớn và sự chuyên nghiệp, Mỹ cũng là thị trường chứng khoán có những yêu cầu cao và khắt khe đối với các doanh nghiệp tham gia. Thực tế cho thấy, có không ít doanh nghiệp vốn đã khẳng định được vị thế tại thị trường nội địa nhưng xúc tiến tham vọng IPO quốc tế thì lại gặp phải không ít khó khăn.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 hiện nay với sự vươn lên mạnh mẽ của những công nghệ mới như AI, Big Data, thực tế ảo,… những doanh nghiệp công nghệ tiên phong đi đầu khai phá những lĩnh vực mới, giải quyết được những “nỗi đau” lớn của các thị trường quan trọng như bất động sản, tài chính,… sẽ có cơ hội vươn lên trở thành những “kỳ lân” vươn tầm ra thị trường tài chính quốc tế.

Từ thực tiễn bức tranh IPO quốc tế thành công của các doanh nghiệp vừa liệt kê trên đây cho thấy Proptech hiện là một trong những lĩnh vực có lợi thế lớn khi hướng đến mục tiêu gia nhập các thị trường chứng khoán phát triển.

Theo đó, xét về quy mô và dung lượng thị trường, theo một thống kê của Chinairn.com, thị trường Proptech toàn cầu hiện có tổng quy mô ước đạt đến 338,7 tỷ USD và kỳ vọng có thể lên đến 945,8 tỷ USD vào 2030 tương đương tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm - CAGR ở mức16 % nhờ vào những lợi thế lớn đến từ đà tăng trưởng mạnh mẽ của những công nghệ mới như AI, Big Data, IoT, VR/AR, Blockchain.

Cùng với đà vươn lên của các lĩnh vực Proptech toàn cầu, tại Việt Nam bên cạnh “ông lớn” PropertyGuru, Meey Group - một doanh nghiệp khởi nghiệp sở hữu hệ sinh thái công nghệ bất động sản toàn diện với 20 nền tảng khác nhau đang bày tỏ tham vọng tiến lên ngưỡng định giá “kỳ lân” đồng thời tìm kiếm cơ hội IPO tại Mỹ.

Được biết, Meey Group đang đi đầu nghiên cứu và cung cấp những giải pháp công nghệ mới nhằm tăng tính minh bạch và thanh khoản cho thị trường bất động sản, vốn là một kênh vốn quan trọng của nền kinh tế.

Cụ thể, về tính minh bạch, sản phẩm Meey Map giúp số hóa và cung cấp thông tin quy hoạch một cách dễ dàng. Khi thông tin không còn bất cân xứng, người dân sẽ tự tin hơn khi giao dịch, các tranh chấp, rủi ro sẽ giảm đi, từ đó thị trường trở nên lành mạnh hơn.

Về tính thanh khoản, với các công cụ như Meey Value sẽ giúp người dùng có thể định giá bất động sản một cách khách quan, qua đó quá trình ra quyết định sẽ nhanh hơn. Hơn thế nữa, với MEY Network, các giao dịch trong tương lai có thể được thực hiện an toàn và nhanh chóng.

“Với hơn 20 sản phẩm bao phủ toàn bộ chu trình giao dịch bất động sản, chúng tôi tạo ra sự tiện lợi tối đa cho người dùng. Khi càng nhiều người dùng tham gia, hệ sinh thái càng trở nên thông minh hơn, dữ liệu càng phong phú hơn, và giá trị mang lại cho người dùng lại càng lớn hơn”, ông Hoàng Mai Chung - Chủ tịch HĐQT Meey Group cho biết.

z6816921850523_4cd39b76d627c6385357248dacc42922.jpg
Ông Hoàng Mai Chung - Chủ tịch HĐQT Meey Group

Nói về tham vọng của doanh nghiệp khi đặt mục tiêu IPO tại Mỹ, ông Hoàng Mai Chung nhấn mạnh việc huy động vốn là một phần quan trọng, nhưng đó chỉ là kết quả, chứ không phải là mục tiêu cuối cùng của Meey Group.

Cụ thể, theo ông Chung, tham vọng IPO tại Mỹ của Meey Group - một doanh nghiệp Proptech tương đối non trẻ tại Việt Nam mang ba ý nghĩa lớn hơn.

“Trước tiên, điều kiện để niêm yết trên một sàn chứng khoán toàn cầu vô cùng khắt khe, chính điều này buộc chúng tôi phải tuân thủ những chuẩn mực cao nhất về quản trị doanh nghiệp, minh bạch tài chính. Đây là cách tốt nhất để xây dựng một tổ chức phát triển bền vững.

Tiếp theo chính là khẳng định và nâng tầm một thương hiệu Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới. Chúng tôi muốn khẳng định rằng một doanh nghiệp từ Việt Nam sẵn sàng chơi sòng phẳng với tất cả ông lớn của ngành công nghệ toàn cầu.

Cuối cùng, viêc IPO tại Mỹ sẽ mở ra cơ hội hợp tác toàn cầu. Một khi đã có mặt trên sàn chứng khoán quốc tế, chúng tôi sẽ có cơ hội tiếp cận với những đối tác, những nhân tài và những công nghệ hàng đầu thế giới, qua đó giúp Meey Group hướng đến phát triển bền vững và có giá trị toàn cầu”, Chủ tịch HĐQT Meey Group cho biết.

Tuy nhiên, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế, đặc biệt là những thị trường hàng đầu thế giới như Mỹ là không hề đơn giản và để thành công các doanh nghiệp Việt phải có sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, chủ động sẵn sàng mọi điều kiện để có thể “đem chuông đi đánh xứ người” thành công.

Việc mới đây Meey Group - doanh nghiệp dẫn đầu lĩnh vực proptech Việt Nam và Tập đoàn tư vấn tài chính quốc tế ARC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược để khởi động lộ trình tìm kiếm IPO tại Mỹ có thể xem là bước đi như thế để hiện thực hóa tham vọng mở rộng thị trường vốn toàn cầu một doanh nghiệp Việt.

Đáng chú ý, những động thái nói trên của Meey Group khá tương đồng với những khuyến nghị của ông Hiren Krishnani – Giám đốc Quan hệ nhà đầu tư và IPO khu vực Đông Nam Á của Nasdaq đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội IPO tại Mỹ.

z6816921732143_c013612936ace0a66237d8d2f26e93c4.jpg
Ông Hiren Krishnani – Giám đốc Quan hệ nhà đầu tư và IPO khu vực Đông Nam Á của Nasdaq

Theo đó, mới đây, nói về khát vọng vươn ra biển lớn của start-up Việt tại Hội thảo chuyên sâu về cơ hội niêm yết quốc tế, ông Hiren Krishnani khuyến nghị ngay từ khi bắt đầu xác định mục tiêu IPO tại Mỹ, các doanh nghiệp cần thiết lập cấu trúc nội bộ sao cho sẵn sàng cho quá trình IPO, tuân thủ các quy định cũng như có thể xem xét tiến hành gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng, đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trước khi IPO.

Được biết, thỏa thuận vừa ký giữa Meey Group và ARC là bước đi nhằm cụ thể hóa cho những cam kết đã được thiết lập giữa hai bên tại Thượng Hải hồi tháng 3/2025. Theo đó, ARC Group sẽ chính thức trở thành đối tác tư vấn tài chính độc quyền của Meey Group, hỗ trợ công ty trong mọi giai đoạn của quá trình chuẩn bị IPO tại Mỹ bao gồm: Định giá doanh nghiệp, tư vấn tài chính kế toán, phối hợp với bên thứ ba và soạn thảo các tài liệu quan trọng. Việc Meey Group chủ động hợp tác với ARC cũng cho thấy sự “nghiêm túc” đối với tham vọng IPO tại Mỹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Kinh nghiệm IPO quốc tế và những gợi ý cho doanh nghiệp công nghệ Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO