Giá thép thế giới giảm do thông báo từ Trung Quốc

Nhật Đức | 12:01 07/03/2023

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 58 nhân dân tệ xuống mức 4.191 nhân dân tệ/tấn. Nguyên nhân chính khiến giá thép quốc tế giảm do mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2023 ở mức khiêm tốn chỉ 5%.

Giá thép thế giới giảm do thông báo từ Trung Quốc
Giá thép và quặng sắt đồng loạt giảm giá trong ngày hôm nay 7/3

Trên Sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép hôm nay (7/3) giao tháng 5/2023 giảm 58 nhân dân tệ xuống mức 4.191 nhân dân tệ/tấn; giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 giảm 2 nhân dân tệ xuống còn 4.194 nhân dân tệ/tấn.

Trên Sàn DCE của Trung Quốc, giá quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 5/2023 hiện giảm giá 2,13% xuống 897 nhân dân tệ/tấn (tương đương 129,70 USD/tấn). Tương tự, hợp đồng quặng sắt chuẩn SZZFJ3 giao tháng 4/2023 trên Sàn SGX giảm 1,23% xuống 123,85 USD/tấn.

Nguyên nhân khiến giá thép thế giới có xu hướng giảm được cho là bởi thông tin Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức khiêm tốn chỉ 5%. Đây được cho là nguyên nhân đánh bật sự lạc quan của các thị trường hàng hóa vốn đã dự đoán nhu cầu tăng vọt từ Trung Quốc – đất nước tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới.

Theo Reuters, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên 5% đồng nghĩa với việc đất nước này sẽ cần nhiều hàng hóa hơn và có thể khiến nhập khẩu của Trung Quốc sẽ trở lại mức dương trong năm nay. Đã có một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu hàng hóa tăng lên, đặc biệt là đối với quặng sắt, nguyên liệu thô chính để sản xuất thép.

Cụ thể, theo thống kê từ Refinitiv, nhập khẩu quặng sắt tại Trung Quốc được ước tính là 91,81 triệu tấn trong tháng 2, giảm so với 100,55 triệu tấn trong tháng 1. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu trung bình mỗi ngày hiện đang tăng lên với tháng 2 đạt 3,28 triệu tấn mỗi ngày, tăng từ 3,24 triệu tấn của tháng 1. Lý do khiến nhập khẩu quặng sắt tháng 2 thấp hơn tháng 1 vì tháng hai có ít hơn tháng 1 ba ngày.

Điều này cho thấy các nhà máy thép đã mua thêm quặng sắt với kỳ vọng nhu cầu cao hơn khi mùa xây dựng bắt đầu sôi động khi mùa đông kết thúc.

Giá thép tại miền Bắc

Về giá thép trong nước, thương hiệu thép Hòa Phát đang duy trì mức giá đối với thép cuộn CB240 là 15.96 triệu đồng/tấn và thép thanh vằn D10 CB300 là 15,84 triệu đồng/tấn .

Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Việt Ý ở mức ổn định là 15,91 triệu đồng/tấn. Giá thép thanh vằn D10 CB300 của cùng thương hiệu ở mức 15,81 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Đức cũng giữ nguyên giá bán thép cuộn CB240 ở mức 15,71 triệu đồng/tấn và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15,81 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Việt Sing cũng được giữ nguyên giá bán với hai loại thép cuộn CB240 ở mức 15,83 triệu đồng/tấn và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15,83 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Nhật cũng có giá thép cuộn CB240 đi ngang ở mức 15,88 triệu đồng/tấn và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15,88 triệu đồng/tấn.

Giá thép tại miền Trung

Tại miền Trung, thép Hòa Phát bán thép cuộn CB240 với giá 15,88 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 bán ở mức 15,73 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16,06 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16,06 triệu đồng/tấn.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 15,68 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15,58 triệu đồng/tấn.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 17,57 triệu đồng/tấn; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17,6 triệu đồng/tấn.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 15,98 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15,88 triệu đồng/tấn.

Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15,58 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15,68 triệu đồng/tấn.

Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15,73 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15,78 triệu đồng/tấn.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 có giá 17,29 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17,39 triệu đồng/tấn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Giá thép thế giới giảm do thông báo từ Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO