Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận biến động mới và dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg.
Mức giao dịch heo hơi thấp nhất là 51.000 đồng/kg, được ghi nhận tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ở chiều ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 53.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên và Thái Bình.
Các tỉnh thành còn lại vẫn duy trì giao dịch ổn định ở mức 52.000 đồng/kg.
Tại miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay đồng loạt đi ngang và được thu mua trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Heo hơi tại hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận tiếp tục được thu mua với giá cao nhất là 54.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá ở mức 53.000 đồng/kg, tiếp tục được chứng kiến tại các tỉnh Nghệ An và Quảng Nam. Tại Đắk Lắk, thương lái đang thu mua heo hơi thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg.
Thương lái tại các tỉnh còn lại duy trì thu mua heo hơi với giá 52.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay biến động trái chiều trong biên độ hẹp sau nhiều ngày đi ngang và dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Cùng tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Trà Vinh và Bến Tre đang được thu mua ở mức 52.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Sóc Trăng đang được thương lái thu mua ở mức 52.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Hậu Giang và Tiền Giang.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 54.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau. Còn tại Kiên Giang, ghi nhận mức giá heo hơi 51.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các địa phương còn lại, hiện đang được thương lái thu mua heo hơi ở mức 53.000 đồng/kg.
Tổng cục Hải quan công bố số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 12/2022 tiếp tục tăng 14,9% so với tháng 11/2022 và tăng mạnh 35,8% so với tháng 12/2021, đạt 584,7 triệu USD. Tính chung cả năm 2022 nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2021.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Achentina, chiếm 29,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Đứng thứ 2 là thị trường Brazil chiếm tỷ trọng 18,9%, đạt trên 1,06 tỷ USD, tăng 60,8% so với năm 2021.
Tiếp đến thị trường Mỹ, năm 2022 nhập khẩu từ thị trường này giảm 5,6% so với năm 2021; đạt 772,88 triệu USD, chiếm 13,8% trong tổng kim ngạch.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường EU trong năm 2022 tăng 25,8% so với năm 2021, đạt 501 triệu USD, chiếm 9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước; Nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 1,3%, đạt 366,94 triệu USD, chiếm 6,6%.