Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tiếp tục điều chỉnh tăng: giá gạo nguyên liệu đang được thương lái thu mua ở mức 9.200 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo thành phẩm ở mức 10.200 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm điều chỉnh tăng 100 đồng/kg lên mức 9.100 đồng/kg; giá cám duy trì ổn định ở 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, tại kho An Giang, Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.700 – 6.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg.
Lúa OM 5451 dao động quanh mốc 6.400 – 6.600 đồng/kg; nàng hoa 9 6.800 – 7.100 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Thương lái đánh giá, hôm nay nguồn gạo về ít, giá gạo vẫn tiếp đà tăng. Giá lúa nhích nhẹ ở một số chủng loại. Thị trường lúa sôi động, nhu cầu hỏi mua nhiều. Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá gạo 5% tấm đang ở mức 448 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 428 USD/tấn.
Theo dự báo của các chuyên gia, việc các nước hiện nay cũng đang mở rộng nhu cầu mua, đặc biệt là các thị trường truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines, Indonesia.
Mới đây, Chính phủ Indonesia đã quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn như hiện nay nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam có thể đảm bảo được lượng gạo xuất khẩu năm nay, phấn đấu đạt xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn.