EU nhấn mạnh, bất kỳ máy bay nào do các hãng hàng không Nga vận hành đều sẽ bị cấm hạ cánh, cất cánh từ lãnh thổ của EU hoặc bay qua lãnh thổ của EU.
Chỉ có ngoại lệ cho các trường hợp hạ cánh khẩn cấp hoặc các tình huống khẩn cấp mà máy bay Nga cần bay qua lãnh thổ EU.
Còn đối với Ngân hàng Trung ương Nga, EU cấm các giao dịch liên quan đến quản lý các khoản dự trữ cũng như tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga, bao gồm các giao dịch đối với bất kỳ cá nhân, thực thể, cơ quan nào theo ủy quyền hoặc chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương Nga.
Lệnh cấm có hiệu lực ngay vào ngày ban bố là 28/2 và không ghi rõ ngày hết hiệu lực.
Ngay sau khi EU ban bố lệnh cấm, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo chi nhánh châu Âu của ngân hàng Sberbank (Nga) nhiều khả năng sẽ sụp đổ do các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Ảnh hưởng từ lệnh cấm của EU được tác động ngay lên giá dầu. Ngày 28/2 giá dầu tăng vọt, dầu thô Brent tăng 4,16 USD, tương đương 4,3%, lên 102,09 USD. Hợp đồng Brent giao tháng 4 sẽ hết hạn vào ngày 28/2 còn hợp đồng giao tháng 5 đã tăng 4,16 USD ở mức 98,28 USD.
Giá dầu thô WTI của Hoa Kỳ tăng 4,19 USD, tương đương 4,6%, ở mức 95,78 USD / thùng sau khi chạm mức 99,10 USD trong phiên giao dịch đầu năm 2022.
Hiện Nga đang chiếm khoảng 10% nguồn cung dầu toàn cầu và việc tăng giá này lại có lợi cho Nga.