Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, VinHomes, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào?

Ngô My | 09:21 09/11/2022

Phát Đạt (PDR) mặc dù có tổng tài sản lên tới tỷ đô nhưng nợ phải trả chiếm 60% và tỷ lệ tiền/nợ phải trả chỉ vỏn vẹn 0,5% - thấp nhất danh sách. Tại thời điểm cuối quý 3, doanh nghiệp này chỉ có 72 tỷ tiền và tiền gửi ngắn hạn.

Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, VinHomes, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào?

Là 2 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất thị trường, VinHomes (VHM) và Novaland (NVL) tính đến thời điểm cuối quý 3 cũng đứng đầu về lượng tiền nắm giữ, cao vượt trội so với các doanh nghiệp bất động sản niêm yết khác. Số tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn của 2 “ông lớn” lần lượt là 15,9 nghìn tỷ và 22,2 nghìn tỷ.

Tuy nhiên, nếu so sánh lượng tiền và tiền gửi với giá trị nợ phải trả thì VinHomes và Novaland chỉ ở top cuối với tỷ lệ lần lượt là 7,9% và 10,3%, thấp hơn rất nhiều so với các nhà phát triển dự án khác như Nam Long (NLG), Khang Điền (KDH), DIC Corp (DIG).

Riêng CTCP Đầu tư Dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH) đột biến với tỷ lệ tiền/nợ phải trả lên tới 216%. Và nếu mang toàn bộ tiền mặt chia cho hơn 668 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì mỗi cổ phiếu sẽ nhận được gần 11.700 đồng – cao hơn hẳn thị giá 7.000 đồng của TCH.

Trong khi đó, Phát Đạt (PDR) mặc dù có tổng tài sản lên tới tỷ đô nhưng nợ phải trả chiếm 60% và tỷ lệ tiền/nợ phải trả chỉ vỏn vẹn 0,5% - thấp nhất danh sách. Tại thời điểm cuối quý 3, doanh nghiệp này chỉ có 72 tỷ tiền và tiền gửi ngắn hạn.

Ngoại trừ TCH, doanh nghiệp vận hành, quản lý và cho thuê BĐS bán lẻ như Vincom Retail (VRE) có tỷ lệ tiền/nợ phải trả lớn nhất với 57,5%. Vincom Retail cũng là doanh nghiệp đứng thứ 3 trong danh sách về độ lớn của lượng tiền và tiền gửi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, VinHomes, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO