Đào mỏ bỗng tìm thấy “viên bi” khổng lồ, nghi có lịch sử 2,8 tỷ năm trước, gây náo loạn đến nỗi cảnh sát phải ra tay

Thùy Linh | 09:07 28/08/2023

Những "vật thể" kỳ lạ này được hình thành như thế nào vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải.

Đào mỏ bỗng tìm thấy “viên bi” khổng lồ, nghi có lịch sử 2,8 tỷ năm trước, gây náo loạn đến nỗi cảnh sát phải ra tay

Phát hiện điều kỳ lạ nằm trong lòng đất

Trong khu rừng nhiệt đới Chile, có người nhìn thấy một quả cầu kim loại có đường kính khoảng 1 mét và nặng 3 tấn. Nhưng điều khiến các nhà khoa học bối rối là thành phần của quả cầu kim loại này là một hợp chất mà con người vẫn chưa biết đến. 

Những quả cầu kim loại tương tự không chỉ xuất hiện ở Chile mà còn ở các quốc gia và khu vực khác. Trên sườn núi Crake ở Nam Phi, những người thợ mỏ đã phát hiện ra hàng trăm quả cầu kim loại. Hơn nữa, bề mặt của quả cầu kim loại rất nhẵn, dù dùng lửa đốt, khắc axit hay cắt bằng kim loại cũng không thể bị ảnh hưởng. 

Khi mới phát hiện, vụ việc đã gây ra náo loạn không nhỏ trong phân xưởng thợ mỏ này. Có người cho rằng, đây có thể là khoáng thạch quý hiếm, có giá trị tựa như một "kho báu". Cuối cùng, người ta phải gọi điện báo cảnh sát tới xử lý vụ việc. Những khối kim loại không biết tên được chuyển tới bảo tàng hoặc cơ sở nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự hình thành của những quả cầu kim loại này có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm tuổi. Quả cầu kim loại đó được hình thành như thế nào vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải.

Trong lúc khai thác mỏ, thợ mỏ tìm thấy “viên bi” kim loại khổng lồ niên đại hàng tỷ năm, khắc axit hay cắt bằng kim loại cũng không đứt - Ảnh 1.

Những quả cầu kim loại khổng lồ không rõ nguồn gốc đã được vô tình phát hiện ra. Ảnh: Aboluowang

Michael Cremo, nhà nghiên cứu văn hóa thời tiền sử, đi khắp nơi trên thế giới để thu thập thông tin về đồ tạo tác oopart. Năm 1984, Cremo liên lạc với Roelf Marx, người quản lý bảo tàng Klerksdorp (Nam Phi), để nghiên cứu các khối cầu kỳ lạ gọi là Klerksdorp hiện đang lưu giữ ở đây.

Marx mô tả các khối cầu Klerksdorp có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm tuổi, với bề mặt rất cứng và cấu trúc dạng sợi bên trong. Marx cảm thấy chúng khá kỳ lạ và khó hiểu.

Xuất hiện từ đâu?

"Không có gì công bố về khối cầu mang tính khoa học. Chúng được tìm thấy trong mỏ đá cao lanh pyrophyllite, gần thị trấn nhỏ Ottosdal ở phía tây Transvaal. Loại đá cao lanh này hình thành từ trầm tích khoảng 2,8 tỷ năm trước đây. Đây là loại khoáng sản khá mềm với chỉ số 3 trong thang đo Mohs (thang đo từ 1 đến 10 để phân loại độ cứng của khoáng vật, trong đó đá talc mềm nhất, kim cương cứng nhất)", Cremo cho biết.

"Các khối cầu có cấu trúc dạng sợi bên trong, và một lớp vỏ bọc bên ngoài cứng như thép, không thể bị trầy xước".

Trong lúc khai thác mỏ, thợ mỏ tìm thấy “viên bi” kim loại khổng lồ niên đại hàng tỷ năm, khắc axit hay cắt bằng kim loại cũng không đứt - Ảnh 2.

Bề mặt của quả cầu kim loại rất nhẵn, không thể bị trầy xước. Ảnh: Internet

Theo Cremo và một số nhà nghiên cứu khác, những khối cầu Klerksdorp thêm vào bằng chứng cho thấy, sự sống đã tồn tại trên Trái Đất từ lâu, trước thời điểm mà chúng ta vẫn thường nhận định. Các nhà khoa học cho rằng những quả bóng sắt này hoàn toàn không được hình thành một cách tự nhiên, bởi những đường rãnh xung quanh những quả bóng sắt rất tinh xảo và công nghệ sản xuất còn tuyệt vời hơn nữa. Tin tức vừa ra, liền gây nên một trận xôn xao.

Khác với quan điểm của Cremo, nhiều người khác lại cho rằng, khối cầu Klerksdorp hình thành do quá trình tự nhiên gọi là kết hạch (sự tích tụ và cứng lại của khoáng chất).

Một số quả cầu Klerksdorp có hình bầu dục, với các rãnh thô xung quanh khu vực trung tâm. Nhưng một số lại đạt tới sự cân bằng về hình dáng và tỷ lệ, đường rãnh xung quanh chúng nhìn khá thẳng tắp như đã được chạm khắc thủ công. Do đó, khó có thể cho rằng chúng đã được hình thành trong tự nhiên.

photo-1693188062122

Những quả cầu này được cho là còn cứng hơn cả thép.

Năm 2002, Bảo tàng Klerksdrop đã đăng một lá thư của ông John Hund từ Pietersburg, Nam Phi. Hund tuyên bố rằng một trong các quả cầu đã được phân tích tại Viện Không gian California, và các nhà Khoa học đã kết luận rằng tính cân bằng của nó "là quá hoàn mỹ tới mức đã vượt quá giới hạn của công nghệ đo lường của họ". Nó chỉ sai lệch "một phần một trăm nghìn inch (1 inch = 2,54 cm) so với mức độ hoàn hảo tuyệt đối". 

Ở Utah, Hoa Kỳ, người ta cũng tìm thấy những quả cầu tương tự. Chúng có tuổi đời khoảng 2 triệu năm và được gọi là viên bi Moqui. Truyền thuyết kể rằng tổ tiên của người Mỹ bản địa sẽ chơi trò chơi cùng với các quả bóng, đồng thời để lại chúng như một thông điệp cho người thân rằng họ đang hạnh phúc và khỏe mạnh. Những viên bi Moqui có phần bên trong là cát và phần bên ngoài là oxit sắt. Các thử nghiệm của Heinrich trên quả cầu Klerksdorp cho thấy nó được làm từ hematit, cũng là một dạng khoáng chất của oxit sắt. 

Cuối cùng, nghiên cứu về các quả cầu Klerksdorp đóng vai trò như một lời nhắc nhở về những bí ẩn vẫn tồn tại trong thế giới của chúng ta. Tuổi cổ xưa và những đặc điểm khác thường của chúng thách thức kiến thức hiện tại của chúng ta và đặt ra câu hỏi về lịch sử của hành tinh chúng ta. Việc theo đuổi liên tục các câu trả lời sẽ góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về các quá trình địa chất của Trái Đất, các nền văn minh cổ đại và sự tồn tại tiềm năng của sự sống thông minh bên ngoài chúng ta.

*Tổng hợp


(0) Bình luận
Đào mỏ bỗng tìm thấy “viên bi” khổng lồ, nghi có lịch sử 2,8 tỷ năm trước, gây náo loạn đến nỗi cảnh sát phải ra tay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO