Theo ông Lưu Trần, Việt Nam là quốc gia có nhiều lập trình viên tài năng trong mảng công nghệ nhất. Mục tiêu của U2U Network là cố gắng xây dựng hạ tầng để đưa blockchain vào ứng dụng thực tế tại các doanh nghiệp truyền thống.
Phát triển nguồn nhân lực và phát triển thương hiệu “Make in Việt Nam” cho lĩnh vực blockchain là 2 nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong Chiến lược quốc gia về blockchain của Chính phủ mà nền tảng học trực tuyến MasterTeck đang tiên phong triển khai.
Theo Quyết định số 1236, Chính phủ đặt mục tiêu tầm nhìn đến 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và khai thác công nghệ Blockchain.
Tại sự kiện, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chia sẻ về bức tranh toàn cảnh của ngành. Giúp các cá nhân, tổ chức có cái nhìn chi tiết về thị trường trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi.
Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.
Trên thực tế công nghệ blockchain đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, từ tài chính ngân hàng đến thương mại điện tử. Nhưng đối với sản xuất, thương mại và giải trí ngành công nghệ này giữ vai trò như thế nào?
Việc thúc đẩy ứng dụng blockchain trong đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số không chỉ cần sự hỗ trợ phát triển công nghệ mà còn cần sự "ủng hộ" từ góc độ pháp lý và tuân thủ.
Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Quy định của phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hoá”, do Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ở TP.HCM ngày 22/9.