Đúng như tinh thần “dám nghĩ lớn, dám nghĩ khác biệt” của Cốc Cốc, CEO Vũ Anh không ngại thử những cách thức mới để tìm kiếm các tài năng về cống hiến. Việc tuyển dụng nhân sự qua một chương trình truyền hình cũng khác so với cách thức truyền thống mà nhiều công ty vẫn làm.
Dù thừa nhận rằng, sản phẩm Cốc Cốc AI Chat ra mắt khi các chatbot AI nói chung hầu như chưa có một mô hình kinh doanh rõ ràng, CEO Nguyễn Vũ Anh vẫn cho rằng, vì lợi ích của người dùng, đây là xu hướng mà Cốc Cốc không thể đứng ngoài.
Cả hai sản phẩm này hiện đang trong quá trình thử nghiệm (phiên bản Beta) nên không tránh khỏi một số hạn chế nhất định như giới hạn về số lượng người dùng, nội dung trả lời chưa thực sự đầy đủ hoặc còn nhầm lẫn do sản phẩm đang tiếp tục học từ cơ sở dữ liệu mới...
“Du lịch” là chủ đề có lượng tìm kiếm tăng trưởng mạnh nhất trên Cốc Cốc năm qua, với các địa điểm nổi bật là thác Dray Nur, Dray Sap. Về chủ đề ẩm thực, từ khóa “food tour Hải Phòng” có lượng tìm kiếm tăng trưởng 959%.
"Việc làm" lọt top 15 chủ đề tìm kiếm phổ biến nhất trong năm 2022 trên Cốc Cốc, với hai ngành nghề “hot” nhất là phân tích dữ liệu và sáng tạo nội dung.
CEO Cốc Cốc Nguyễn Vũ Anh cho biết trong công ty lớn như Google, một cá nhân rất khó có đóng góp tạo ra ảnh hưởng lớn. Với đội ngũ chỉ gồm vài chục người, Cốc Cốc có thể lấy ý tưởng của bất cứ ai để áp dụng cho 28 triệu người dùng.
CEO Cốc Cốc Nguyễn Vũ Anh cho biết Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia sở hữu công cụ tìm kiếm nội địa đủ sức cạnh tranh với Google. Do quy mô dân số Việt Nam lớn, Cốc Cốc chỉ tập trung vào thị trường trong nước với tư duy "cái gì cũng có thể làm".
Dịch chuyển số, mua sắm trực tuyến là một trong 4 xu hướng lớn mà Cốc Cốc quan sát được từ người tiêu dùng Việt Nam, với ví dụ điển hình là sự “bùng nổ” của các nhà thuốc online.