Chuyên gia nhận định ‘cuộc chiến’ của Chủ tịch Jerome Powell đang thành công, hé lộ triển vọng Fed cắt giảm lãi suất vào năm tới

Bạch Linh | 13:39 11/12/2023

Sau hàng loạt đợt tăng, khi nào Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất?

Chuyên gia nhận định ‘cuộc chiến’ của Chủ tịch Jerome Powell đang thành công, hé lộ triển vọng Fed cắt giảm lãi suất vào năm tới

Khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell gặp các chủ doanh nghiệp nhỏ ở Pennsylvania vào một buổi chiều tháng 10, Julie Keene - đồng sở hữu Flinchbaugh's Orchard & Farm Market than thở rằng trang trại và thị trường thực phẩm của gia đình cô đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao trong 2 năm qua. Và ông Powell khẳng định, mình đã nhìn thấy một giải pháp rõ ràng: “Chúng tôi sẽ hạ nhiệt lạm phát”. 

im-897648.jpg

Lạm phát đã giảm mạnh hơn trong năm nay, nhiều hơn so với dự đoán của một số quan chức Fed. Câu hỏi lớn hiện nay là khi nào Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất và sẽ cắt giảm bao nhiêu. Câu trả lời sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với các hộ gia đình, thị trường và có thể cả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Một vấn đề lớn là ông Powell và các quan chức - vốn bị cho là đã phản ứng quá chậm trong việc giải quyết tình trạng lạm phát gia tăng cách đây hai năm – sẽ cần nhiều thời gian hơn trước khi bắt đầu cắt giảm vì họ muốn lạm phát phải được kiểm soát hoàn toàn. Nhưng điều này có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và gây ra suy thoái. 

Hoặc một sai lầm khác của Fed là cắt giảm quá sớm, từ đó không thể kiềm chế lạm phát. Ngân hàng trung ương không muốn lặp lại sai lầm năm 1967, khi cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng đang chững lại. Các quan chức thận trọng với việc giảm lãi suất quá sớm vì sợ rằng những cú sốc mới - chẳng hạn như giá dầu tăng vọt - sẽ gây ra một đợt lạm phát mới, như đã xảy ra trong suốt những năm 1970.

screenshot_43.png

Powell và các đồng nghiệp của ông đang trên đà giữ lãi suất ổn định tại cuộc họp tuần này. Lần cuối cùng các quan chức nâng lãi suất là vào tháng 7 lên mức từ 5,25% đến 5,5%, mức cao nhất trong 22 năm. Phạm vi này ảnh hưởng đến chi phí đi vay, chẳng hạn như lãi suất thế chấp, thẻ tín dụng và các khoản vay kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế.

Theo Wall Street Journal, các quan chức Fed khó có thể đi đến một quyết định cụ thể về thời điểm cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tuần này và có thể trong vài tháng nữa trừ khi nền kinh tế suy yếu hơn dự kiến.

Tuy nhiên, họ cũng không nghĩ rằng lãi suất cần phải duy trì ở mức cao này vô thời hạn. David Wilcox, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của Fed, hiện đang làm việc tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết: “Sẽ rất khó khăn nếu họ cắt giảm lãi suất bây giờ để rồi quay lại tăng lãi suất sau đó. Đồng thời, họ cần phải sẵn sàng, sẵn sàng giảm bớt khi có nhiều bằng chứng cho thấy…lạm phát đang hạ nhiệt một cách rõ ràng”. 

Con đường hy vọng

Các quan chức Fed đang cố gắng cân bằng hai rủi ro. Một là họ tiến hành nới lỏng chính sách quá chậm khiến nền kinh tế “sụp đổ” và hàng triệu người mất việc dưới sức nặng của lãi suất cao. Hai là nới lỏng sớm và lạm phát ổn định ở mức trên 3%, một mức không phù hợp với mục tiêu 2%. 

Flinchbaugh's, một công ty bán thực phẩm và có một nhà máy chế biến táo đã buộc phải tăng giá hoặc chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp hơn do chi phí nhiên liệu, phân bón và lao động tăng vọt trong năm qua. Và Keene ủng hộ việc Fed tăng lãi suất để giảm lạm phát và cô cho biết bản thân chưa cân nhắc liệu chúng có thể gây ra suy thoái kinh tế hay không.

Chu kỳ hiện tại không giống với bất kỳ tình huống nào mà Fed đối mặt trong nửa thế kỷ qua. Vì vậy ông Powell không có bài học lịch sử nào để “chỉ dẫn” các quyết định sắp tới của mình. Trong hầu hết các đợt tăng lãi suất trong 35 năm qua, Fed hầu như tìm cách ngăn chặn lạm phát gia tăng hơn là khiến nó suy giảm. 

Triển vọng của nền kinh tế Mỹ đã sáng sủa hơn trong những tháng gần đây do lạm phát và tăng trưởng tiền lương đang chậm lại. Tim Duy, nhà kinh tế trưởng tại SGH Macro Advisors, cho biết: “Bằng các đợt nâng lãi suất, Fed đã thắt chặt chính sách đủ để đảm bảo chống lại vòng xoáy tiền lương-giá cả. Đối với tất cả ý định và mục đích, Fed thực chất đã khôi phục sự ổn định về giá.” Điều này mở ra con đường hy vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất nhằm tránh một cuộc suy thoái. 

Hai kịch bản cắt giảm lãi suất

Lạm phát giảm có thể cho phép Fed xem xét liệu có nên cắt giảm lãi suất hay không và khi nào theo hai kịch bản.

Đầu tiên, Fed sẽ cắt giảm lãi suất vì nền kinh tế đang chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh hơn dự kiến. Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước rằng nếu tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng theo cái cách tương đồng với các cuộc suy thoái trong quá khứ, thì “chúng tôi sẽ quay trở lại với kịch bản thông thường của mình”.

im-897814.jpg
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee

Khả năng thứ hai, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư là Fed sẽ cắt giảm lãi suất ngay cả khi nền kinh tế đang hoạt động tốt vì chỉ số lạm phát hàng tháng đã trở lại gần mức thấp từng thấy trước đại dịch. Giữ lãi suất ổn định khi lạm phát giảm sẽ khiến lãi suất thực tăng lên, điều mà Fed không mong muốn. Vì vậy, các quan chức có thể cắt giảm lãi suất danh nghĩa để duy trì lãi suất thực ở mức ổn định.

Thống đốc Fed Christopher Waller đã khơi dậy sự lạc quan về khả năng đó khi gần đây ông nói rằng về mặt lý thuyết, ngân hàng trung ương có thể bắt đầu giảm lãi suất vào mùa xuân nếu lạm phát diễn biến đặc biệt tốt.

Christopher Waller, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và là thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) từng phát biểu gần đây: “Nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt trong vài tháng nữa, tôi không biết điều đó có thể kéo dài bao lâu: 3,4 hay 5 tháng nhưng đó sẽ là cơ sở để chúng tôi tin tưởng rằng lạm phát thực sự đang đi xuống. Khi đó mới có thể bắt đầu hạ lãi suất”. Bình luận của ông đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ các nhà đầu tư vì ông là người hàng đầu ủng hộ chính sách thắt chặt hơn kể từ năm 2021.

của Fed Boston cho rằng việc cắt giảm lãi suất ngay trong quý 2 năm 2024 là có thể xảy ra nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt như hiện tại.

Chặng cuối cùng khó khăn như thế nào?

Hầu hết những bất đồng về thời điểm Fed nên cắt giảm lãi suất xuất phát từ sự khác biệt quan điểm về việc liệu lạm phát có tiếp tục giảm hay không.

Một phe cho rằng việc giảm lạm phát từ mức cao 7,1% năm ngoái xuống 3% trong tháng 10 sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc giảm lạm phát từ 3% xuống mục tiêu 2% của Fed. 

Người ta lo ngại rằng việc giảm lạm phát “chặng cuối” này sẽ buộc nền kinh tế có nhiều trì trệ hơn. “Do chính sách tiền tệ vận hành có độ trễ, điều đó khiến chúng ta có khả năng thắt chặt quá mức. Tôi không biết làm cách nào để tránh điều đó”, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.

Một phe khác lại không cho rằng dặm cuối sẽ đặc biệt khó khăn. Goolsbee cho biết hồi đầu tháng này: “Không có bằng chứng nào cho thấy chúng tôi đã trì hoãn lạm phát ở mức 3%”.

Một lý do để lạc quan là chi phí nhà ở cao hơn là nguyên nhân gây ra lạm phát trong hai năm qua, nhưng tốc độ tăng giá thuê nhà đã chậm lại đáng kể trong năm qua.

Một mô hình được xây dựng bởi Wilcox, nhà kinh tế cấp cao tại Bloomberg Economics, chỉ ra rằng việc giảm giá thuê có thể làm giảm lạm phát cơ bản xuống 2,1% vào cuối năm tới. 

Kể từ năm ngoái, Powell đã tập trung cao độ vào việc đảm bảo rằng ông sẽ không lặp lại sai lầm của Arthur Burns, Chủ tịch Fed vào những năm 1970. Nhưng khi áp lực về giá giảm, Powell phải đối mặt với kỳ vọng làm được điều mà những người tiền nhiệm không thể: giảm lạm phát mà không khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.

Tham khảo WSJ


Bài liên quan

(0) Bình luận
Chuyên gia nhận định ‘cuộc chiến’ của Chủ tịch Jerome Powell đang thành công, hé lộ triển vọng Fed cắt giảm lãi suất vào năm tới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO