Theo nghiên cứu của TS. Phạm Thái Hà, Học viện Tài chính, giai đoạn 2020 - 2022 nền kinh tế được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn ổn định ở mức dưới 4%. Giai đoạn này, nền kinh tế được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn ổn định ở mức 4%.
Năm 2020 là năm đại dịch Covid - 19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của tổ chức tín dụng được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt.
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid - 19, lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt. Với mức lạm phát 1,84%, Việt Nam đang là một “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu. Năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3,21%. Việt Nam nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6%. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6%.
Về định hướng kiểm soát lạm phát trong thời gian tới, nghiên cứu cho rằng cần tập trung:
Tăng cường năng lực hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá trong mối quan hệ đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống tài chính - tiền tệ.
Nâng cao năng lực và hoạt động quản lý rủi ro của các TCTD, tăng cường quản lý giám sát quản lý giám sát an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD theo chuẩn mực quốc tế.
Ổn định cán cân thanh toán quốc tế theo hướng giảm dần thâm hụt cán cân vãng lai, tiến tới cân bằng trong tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia, an toàn hoạt động của hệ thống TCTD và ổn định cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Nâng cao cảnh giác đối với các diễn biến hoà bình, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Nghiên cứu cũng đề xuất 3 nhóm giải pháp kiểm soát lạm phát nhằm góp phần phục hồi kinh tế Việt Nam hiện nay.
Nhóm 1: Giải pháp tài chính nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Điều hành giá các mặt hàng thiết yếu.
Nhóm 2: Giải pháp tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát
Hoàn thiện hệ thống điều hành chính sách tiền tệ.
Áp dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích dự báo lạm phát.
Tăng cường công tác tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Một số giải pháp tiền tệ khác như: triển khai có hiệu quả Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hoá ngân hàng, hoàn thiện khung pháp lý đối với các giao dịch phái sinh liên quan tới lãi suất và tỷ giá, nghiên cứu các giải pháp khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng đa dạng các loại ngoại tệ trong thanh toán quốc tế...
Nhóm 3: Giải pháp bổ trợ
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tập trung, đúng đối tượng trên cơ sở theo sát nhu cầu và thực tế ảnh hưởng của dịch bệnh đối của Doanh nghiệp
Để kích thích tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế, tăng đầu tư công là giải pháp quan trọng nhằm gia tăng tổng cầu của nền kinh tế, tạo lực đẩy cho đầu tư khu vực tư nhân. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, tăng nguồn lực thực hiện chính sách tài khoá & Thực hiện chính sách chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, ưu tiên chi cho phòng, chống dịch Covid - 19, điều chỉnh quy mô và cơ cấu chi cho y tế trong NSNN.
Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người lao động, vì vậy việc thực thi chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm, thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người mất kế sinh nhai… phải được ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là trong thời kỳ bùng phát dịch trong nước.