Chuyện của VEC 20 năm

Đinh Tịnh | 18:28 27/04/2024

Sắp kỷ niệm 20 năm thành lập Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - 6/10/2014 - 6/10/2024) nhớ và "ôn cố tri tân" một thương hiệu trong ngành giao thông.

Chuyện của VEC 20 năm
Cần tái cơ cấu VEC

Tôi may mắn được theo dõi ngành giao thông hơn một thập kỷ, trải qua nhiều đời Bộ trưởng và lãnh đạo mới thấy "tân quan tân chính sách".

Nhưng nhớ về VEC là một trong những đơn vị có thương hiệu, uy tín và năng lực trong lĩnh vực làm đường cao tốc tại Việt Nam được Chính phủ và Bộ GTVT tin tưởng, giao nhiệm vụ thực hiện nhiều dự án lớn.

Trở lại lịch sử VEC, tiền thân là Cục cao tốc Việt Nam, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn thì VEC được giao trách nhiệm thay mặt Nhà nước, Bộ GTVT làm chủ đầu tư một số dự án đường cao tốc Việt Nam.

VEC được thành lập năm 2004 với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, gồm 50 tỷ đồng do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn bán quyền thu phí tại 2 trạm thu phí trên Quốc lộ 1 là cao tốc Cầu Giẽ và Phù Đổng. Đây là việc chưa có tiền lệ, và VEC chính là thí điểm một mô hình mới.

Đến tháng 6/2010, Bộ GTVT quyết định chuyển đổi Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thành Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam với số vốn điều lệ 1.018,7 tỷ đồng.

Tính đến đầu tháng 1/2017, ngân sách Nhà nước đã cấp vốn điều lệ cho VEC là 1.000,187 tỷ đồng nhưng Bộ Tài chính mới chỉ thực hiện ghi thu, ghi chi cấp số tiền là 978,7 tỷ đồng. Điều này dẫn tới việc vốn điều lệ VEC bị thiếu 21,476 tỷ đồng so với đăng ký.

Nhưng, thời điểm đó, VEC là “ngôi sao” trong ngành giao thông vận tải khi được xây dựng và quản lý một số tuyến cao tốc hàng đầu Việt Nam, đó là Cầu Giẽ-Ninh Bình, Nội Bài-Lào Cai, Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Bến Lức-Long Thành (đang thi công) và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.

Nên nhớ rằng, thời điểm 2015, Việt Nam chỉ có trên 700 km đường cao tốc thì VEC đã xây dựng và quản lý trên 350 km và không có một đơn vị nào có thể làm được. VEC đã từng là "ngôi sao" đường cao tốc.

Nay VEC chuyển về Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tức là cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Tôi có chia sẻ với anh Trương Việt Đông - Chủ tịch HĐTV VEC về lộ trình phát triển VEC trong bối cảnh mới khi ngày càng nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư cao tốc và chính VEC cũng thoát khỏi “vai” là "con" của Bộ GTVT. Để là một công ty nhà nước với vai trò dẫn dắt, vậy  VEC đã làm được gì?

Đến thời điểm này, sau 10 năm, VEC chưa có sự đột phá, trong 11 tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2021, VEC không tham gia bất cứ một dự án nào. Đến gian đoạn 2 ( 2022-2025) cũng “gạch tên” VEC ra khỏi danh sách nhà đầu tư. Vậy VEC đang ở đâu khi đã từng là “anh cả đỏ” trong ngành GTVT?

Tăng vốn điều lệ ư? Có lẽ chẳng ai như VEC khi vốn điều lệ chỉ trên 1.000 tỷ mà dám xây dựng 5 dự án có mức đầu tư lên tới 108.865 tỷ đồng, con số này có lẽ chỉ có “ông vua” cao tốc Đèo Cả - Hồ Minh Hoàng mới có thể làm được. Nhưng với mức vốn chủ sở hữu như thế này, VEC chắc chắn không đủ tự tin và năng lực làm bất cứ một dự án cao tốc nào.

Hãy thử tưởng tượng, với một Tổng công ty, doanh nghiệp cổ phần hàng đầu không đủ vốn đối ứng, thì sao VEC đủ sức "góp mặt" tại các dự án cao tốc trong 10 năm qua, đó cũng có một phần trách nhiệm từ Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước.

Có lẽ đến lúc phải tái cơ cấu tài chính cho VEC.

Hiện nay, VEC đang là chủ đầu tư 5 dự án đường cao tốc: Cầu Giẽ-Ninh Bình, Nội Bài-Lào Cai, Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây và Bến Lức-Long Thành.


(0) Bình luận
Chuyện của VEC 20 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO