Chứng khoán tuần qua: Cổ phiếu QCG, LDG, HBC tiếp đà “lao dốc”, một cổ phiếu bất động sản được khối ngoại mua 15 phiên liên tiếp

Mạnh Đại | 16:53 03/08/2024

Dù không còn tình trạng “trắng bên mua”, lượng xả hàng cổ phiếu QCG, LDG, HBC vẫn tiếp tục, khiến thị giá của các mã cổ phiếu này “bốc hơi” mạnh. Cổ phiếu BCM của “ông lớn” bất động sản Becamex được khối ngoại “ưu ái”, mua ròng 15 phiên liên tiếp, …

Chứng khoán tuần qua: Cổ phiếu QCG, LDG, HBC tiếp đà “lao dốc”, một cổ phiếu bất động sản được khối ngoại mua 15 phiên liên tiếp

Cổ phiếu QCG, LDG, HBC tiếp đà “lao dốc”

Sau nhịp “giải cứu” ở đầu và giữa tuần, cổ phiếu QCG, LDG và HBC “quay đầu”, lượng xả hàng vẫn tiếp tục, khiến thị giá của các mã cổ phiếu này tiếp tục “bốc hơi” mạnh.

Phiên cuối tuần 2/8, dù thị trường có đà hồi phục mạnh ở cuối phiên, nhiều mã cổ phiếu “bay cao” nhưng cổ phiếu HBC và LDG lại rơi trở lại cảnh giảm sàn.

Kết phiên 2/8, cổ phiếu HBC của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình giảm 6,93% so với phiên trước, xuống 5.510 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu khớp lênh hơn 4,6 triệu đơn vị.

co-phieu-hbc.png
Cổ phiếu HBC có 4/5 phiên giảm sàn gần đây, rơi xuống vùng giá lịch sử trước năm 2016.

Cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình quay trở lại giảm sàn, rơi xuống vùng giá thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

Ở phiên trước, thông tin Xây dựng Hòa Bình (HBC) phản đối HoSE hủy niêm yết cổ phiếu, góp phần giúp mã cổ phiếu này ngắt chuỗi giảm sàn, tăng điểm trở lại. Tuy nhiên, đến phiên hôm nay mã cổ phiếu này đã giảm kịch sàn trở lại, rơi về vùng giá thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, ....

Tương tự, cổ phiếu LDG của Công ty CP Đầu tư LDG – LDG Investment quay trở lại giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp.

co-phieu-ldg.png
Cổ phiếu LDG "quy đầu" giảm sàn, xuống vùng giá thấp nhất lịch sử.

Kết phiên 02/8, cổ phiếu LDG giảm 6,63%, xuống 1.830 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu khớp lệnh đạt hơn 9 triệu đơn vị - tăng gấp hơn 3 lần phiên giao dịch trước. Đồng thời, giảm sâu tạo đáy giá thấp lịch sử của mã cổ phiếu này

Không giảm sàn như 2 mã cổ phiếu trên, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai may mắn ngắt được chuỗi giảm sàn, vào những phút cuối phiên giao dịch cuối tuần.

co-phieu-qcg.png
Cổ phiếu QCG "quay đầu" giảm mạnh ở 2 phiên cuối tuần.

Kết phiên 02/8, cổ phiếu QCG giảm 3,22% xuống 6.620 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt gần 2,8 triệu đơn vị - tăng gần gấp đôi phiên trước.

Như vậy, kể từ phiên 19/7 thời điểm Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai đã “bốc hơi” 32% giá trị.

Rộng hơn, so với đỉnh giá cao nhất từ đầu năm tới nay được lập ở phiên 19/04, giá 17.850 đồng/cổ phiếu, thị giá cổ phiếu QCG đã “bốc hơi” gần 63% thị giá, tương ứng giảm 11.230 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu Becamex được khối ngoại mua ròng 15 phiên liên tiếp

Tuần qua, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận nhịp điều chỉnh mạnh, dù có 3/5 phiên tăng giá, nhưng chỉ số VN-Index “bốc hơi” 5,51 điểm trong tuần qua, thủng mốc 1.240 điểm.

Đáng chú ý, sau 3 phiên đầu bán ròng, 2 phiên cuối tuần khối ngoại quay trở lại bắt đáy thị trường, mua ròng 2 phiên liên tiếp.

Trong đó, cổ phiếu VNM của Vinamilk được khối ngoại mua vào mạnh nhất, chỉ riêng 2 phiên cuối tuần, khối ngoại mua vào gần 500 tỷ đồng. Theo sau là các cổ phiếu MWG, MSN, …

becamex.jpg

Ở chiều bán ra, khối ngoại bán ra mạnh cổ phiếu VIC của “ông lớn” bất động sản Vingroup. Chỉ riêng phiên 31/7, khối ngoại bán ra gần 900 tỷ đồng cổ phiếu của “ông lớn” bất động sản này.

Bên cạnh đó, khối ngoại cũng đang chốt lời mạnh cổ phiếu FPT của “ông lớn” công nghệ FPT, cổ phiếu STB, cổ phiếu SSI, cổ phiếu VIX, cổ phiếu CTG, …

Dù không được khối ngoại mua vào với khối lượng đột biến như nhiều cổ phiếu khác, cổ phiếu BCM của “ông lớn” Becamex lại duy trì được đà mua vào ổn định của nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê, khối ngoại đã mua ròng 15 phiên liên tiếp cổ phiếu BCM với giá trị khoảng 228 tỷ đồng.

Kết phiên 2/8, giá cổ phiếu BCM ở mức 68.800 đồng/cổ phiếu, tăng 1,33% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh là hơn 1,4 triệu đơn vị. Sau khi đạt đỉnh giá cao nhất từ đầu năm tới nay ở phiên đầu tuần (29/7), ở mức 73.300 đồng/cổ phiếu.

Phiên 1/8, theo đà suy giảm của thị trường, cổ phiếu BCM nằm sàn giảm 6,99%, tuột khỏi vùng đỉnh giá.

Chủ tịch Đặng Huỳnh Ức My hoàn tất thoái hơn 9% vốn SBT

Trong thời gian từ 12 - 26/07/2024, bà Đặng Huỳnh Ức My - tân Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS; HoSE: SBT) đã hoàn tất bán ra 70 triệu cổ phiếu SBT. Qua đó, Chủ tịch Đặng Huỳnh Ức My giảm tỷ lệ sở hữu từ 19.02% xuống còn 9.84%, tương đương gần 75 triệu cổ phiếu.

ttc-agris-sbt-doanh-nghiep-mia-duong-lon-nhat-viet-nam-co-chu-tich-moi_6693ee89a0542.jpg
Bà Đặng Huỳnh Ức My - Tân Chủ tịch HĐQT TTC AgriS.

Theo thống kê, mức giá đóng cửa bình quân trong các phiên giao dịch là 12.864 đồng/cổ phiếu, ước tính bà My thu về hơn 900 tỷ đồng từ thương vụ này.

Động thái bán bớt lượng lớn cổ phiếu của bà My diễn ra trong bối cảnh bà vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT TTC AgriS kể từ ngày 13/07. Trước đó, bà My giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT TTC AgriS.

Bà My là con gái của cựu Chủ tịch SBT Huỳnh Bích Ngọc và ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group). Tại doanh nghiệp mía đường lớn nhất cả nước này, ông Trương Hồng Quân (chồng bà My), ông Đặng Hồng Anh (anh trai bà My) và ông Đặng Văn Thành không sở hữu cổ phần nào.

Một điểm đáng chú ý khác là, trong khoảng thời gian kể trên, giá cổ phiếu có nhịp điều chỉnh tăng giá mạnh, sau khi rơi sát về vùng giá thấp trong vòng 1 năm qua. Kể từ đầu tháng 7, giá cổ phiếu SBT liên tục “bay cao”, đặc biệt là sau khi “Công chúa mía đường” Đặng Huỳnh Ức My giữ chức Chủ tịch HĐQT TTC AgriS thay mẹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Chứng khoán tuần qua: Cổ phiếu QCG, LDG, HBC tiếp đà “lao dốc”, một cổ phiếu bất động sản được khối ngoại mua 15 phiên liên tiếp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO