Chứng khoán ngày 8/9: VN-Index rực lửa phiên cuối tuần

Thu Thủy | 16:43 08/09/2023

Thị trường phiên cuối tuần đối mặt với áp lực từ tâm lý chốt lời ngắn hạn của các nhà đầu tư, gánh nặng cổ phiếu vốn hóa lớn khiến VN-Index rơi về gần 1.240 điểm.

Chứng khoán ngày 8/9: VN-Index rực lửa phiên cuối tuần
Thanh khoản sôi động trên nền đỏ phủ rộng nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, khi nhà đầu tư mang tâm lý chốt lời ngắn hạn.

Sau diễn biến trái chiều hôm qua, VN-Index sáng nay tiếp tục nghiêng về bên bán, khi mở cửa từ dưới tham chiếu. VN-Index lình xình quanh mốc tham chiếu đầu giờ, dù sắc xanh có phần chiếm ưu thế hơn so với sắc đỏ.

Sau nhịp “đổ dốc” lúc 9h50, VN-Index mới dần hồi phục trở lại. Tuy nhiên, biên độ vẫn khá thấp, lập đỉnh cao nhất khoảng 10h30 tại mốc 1.248 điểm. Thanh khoản tiếp tục được kéo lên cao nhưng nhà đầu tư đang mang tâm lý chốt lời ngắn hạn sau khoảng thời gian đẩy giá cổ phiếu lên cao. VN-Index tạm kết phiên sáng chỉ trên tham chiếu hơn 2 điểm.

Vào phiên chiều, thị trường tiếp tục duy trì biến động giằng co. Dù có tín hiệu hồi phục nhưng rất yếu, trong khi số lượng cổ phiếu giảm giá vẫn đi ngang với số tăng. Mặt khác, tín hiệu bán tháo đa phần rơi trên các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn, khiến VN-Index diễn biến kém dần về cuối phiên, dù hồi phục sau nhịp rơi nhưng vẫn thoát phiên dưới tham chiếu.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index mất thêm 1,66 điểm (-0,13%) kết tuần tại 1.241,48 điểm. Trong khi hai sàn còn lại tiếp tục “thoát hiểm” thành công. Tại sàn HNX-Index tăng nhẹ 0,06 điểm (+0,02%) tại 256,20 điểm, còn UPCOM-Index có 0,02 điểm (+0,02%) dừng tại 94,72 điểm.

screenshot-32-.png

Cổ phiếu “họ Vin” cùng loạt cổ phiếu có vốn hóa lớn thuộc nhóm bất động sản, ngân hàng lao dốc ở phiên cuối tuần.

Khối cổ phiếu có vốn hóa lớn tiếp tục trở thành gánh nặng của thị trường. Đặc biết, là cổ phiếu có vốn hóa lớn thuộc nhóm ngành ngân hàng và bất động sản giảm giá mạnh, như VIC, VHM, BID và CTG,… Chỉ riêng mã VIC đã lấy đi của chỉ số gần 1,6 điểm. Ngược lại, BCM tích cực nhất cũng chỉ hồi lại cho chỉ số 0,4 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch hôm nay, khi toàn ngành có 13 mã giả giá, 2 mã đứng giá và chỉ có 5 mã tăng giá. Cụ thể, BID -0,74%, CTG -1,07%, TCB -1,12%, MBB -1,04%, ACB -0,66%, STB -1,52%, TPB -1,27%, MSB -1,67%,… Trong đó, cổ phiếu VCB đứng giá tại tham chiếu trong phiên giao dịch hôm nay. Số ít mã đi ngược dòng cũng chỉ ghi nhận mức tăng dưới 0,5%, như VPB +0,23%, SSB +0,18%, HB +0,29%,…riêng duy nhất mã EVF +2,65% thị giá.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng chìm trong sắc đỏ với 35 mã giảm giá, 1 mã giảm sàn, áp đảo số lượng các mã tăng giá là 27 mã và 3 mã tăng trần. Trong đó, nổi bật là cổ phiếu “họ Vin” đồng loạt giảm điểm mạnh, VIC -2,8%, VHM -2%, VRE -2,31%. Trong khi, các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ hơn lại diễn biến tương đối khả quan, trong đó, BCM +2,25%, NVL +1,85%, KBC +3,36%, VCG +2,62%, PC1 +5,53%, ITA +2,44%, SZC +3,77%, AGG +6,02%, hay CIG, PTL, TDH kịch sàn.

Đáng chú ý, phiên giao dịch hôm nay cũng chứng kiến mã cổ phiếu PDR (Phát Đạt) có phiên tăng điểm thứ 10/11 phiên gần nhất. Nhịp tăng 25% chỉ sau 2 tuần kéo cổ phiếu Phát Đạt lên cao nhất kể từ đầu tháng 11/2022.

Ở chiều ngược lại, mã cổ phiếu QCG (Quốc Cường Gia Lai) có phiên giảm sàn (-6,93%) bất ngờ sau chuỗi 7 phiên tăng điểm liên tiếp, khối lượng khớp lệnh hơn 4,3 triệu đơn vị, tương ứng gần 63 tỷ đồng. Đây là phiên giao dịch có khối lượng khớp lệnh cao nhất của mã cổ phiếu QCG từ đầu tháng 8/2023 tới này.

Cổ phiếu chứng khoán tiếp diễn phân hóa trong biên độ hẹp. Trong khi SSI +0,3%, VCI +0,43%, HCM +1,34%, FTS +0,57% thì VND -0,63%, VIX -0,5%, CTS -0,33%, AGR -0,56%,… Cổ phiếu năng lượng cũng phân hóa: GAS -0,68%, POW -0,39% trong khi PGV +0,5%, PLX +0,13%. Tương tự là cổ phiếu bán lẻ khi MWG +0,91%, FRT +2,14% nhưng PNJ -0,24%,…

screenshot-31-.png

VN-Index có phiên thứ 2  giảm điểm, trong khi 2 sàn HNX và UpCOM  tiếp tục ngược dòng tăng điểm nhẹ.

Ngược lại, nhóm sản xuất giao dịch khá tích cực. Khi đồng loạt các cổ phiếu phân bón tăng kịch biên độ, như trường hợp của DCM, DPM, BFC..., sau thông tin Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân Ure. Sắc xanh cũng lấn át sắc đỏ ở các cổ phiếu sản xuất còn lại.

Thanh khoản phiên cuối tuần vẫn “neo” ở vùng giá cao gần 29,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó sàn HoSE chiếm 26,3 nghìn tỷ đồng, tương ứng có gần 1,1 tỷ đơn vị cổ phiếu được sang tay trong phiên. Mặt khác, bên bán đang đi ngang với bên mua tập trung ở các cổ phiếu có vốn hóa lớn với 252 mã giảm trên 254 mã tăng cùng 61 mã tham chiếu.

Mặt khác, trong bối cảnh giằng co của thị trường trong nước, khối ngoại lại trở thành điểm sáng khi quay lại mua ròng 141 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng với giá trị gần 99 tỷ đồng.

Tâm điểm mua vào là cổ phiếu ngân hàng VPB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 524 tỷ đồng; VNM +47 tỷ đồng và DGC +39,7 tỷ đồng. Ngoài ra, PDR +36 tỷ đồng , VCB +29 tỷ đồng,… Chiều ngược lại, FUEVFVND bị bán ròng mạnh với giá trị gần 215 tỷ đồng; HPG bị bán gần 126 tỷ đồng. Bên cạnh đó, MSN -58 tỷ đồng, VHC -43 tỷ đồng và STB -42,7 tỷ đồng,…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Chứng khoán ngày 8/9: VN-Index rực lửa phiên cuối tuần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO