Thị trường xuất hiện tín hiệu chốt lời rõ rệt, khi nhiều mã cổ phiếu quay đầu giảm giá trở lại. Thời điểm mở cửa, VN-Index tăng nhẹ hơn 2 điểm, trong vòng 20 phút đầu giờ đã đẩy chỉ số lên vùng giá cao nhất trong ngày 1.063 điểm. Tuy nhiên, ngay sau đó thị trường nghiên hẳn về bên bán khiến chỉ số chính giằng co quanh tham chiếu.
Đến phiên chiều, giống như phiên hôm qua (10/5), các nhà đầu tư đa phần tập trung mua vào tại nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ. Trong khi, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn bị các nhà đầu tư liên tục xả hàng khiến VN-Index gần như chỉ đi ngang quanh tham chiếu và kết phiên trong sắc đỏ. Bất chấp thị trường ghi nhận số lượng mã tăng giá áp đảo tuyệt đối mã cổ phiếu giảm giá, khi có tới 47 mã tăng trần, 419 tăng giá, chỉ có 295 mã giảm giá và 15 mã giảm sàn.
Kết phiên giao dịch VN-Index giảm nhẹ 1,14 điểm (-0,11%) còn 1.057,12 điểm. HNX-Index ngược lại có phiên giao dịch hoàn toàn trên tham chiếu dù phiên chiều đà tăng có suy yếu đóng cửa tăng 0,52 điểm (+0,24%) tại 214,41 điểm. UPCOM-Index cũng tăng nhẹ 0,29 điểm (+0,37%) lên 79,13 điểm.
Khối cổ phiếu có vốn hóa lớn VN30 trở thành gánh nặng của thị trường khi có 16 mã cổ phiếu giảm giá, đa phần các mã trụ chính của các ngành bị tụt giá như VCB, VNM, GAS, VHM, TCB,… Riêng VCB lấy đi của chỉ số hơn 1 điểm. Trong khi tổng số điểm tăng của Top 10 tăng tích cực nhất chỉ thu về gần 1,6 điểm cho VN-Index.
Nhóm ngân hàng phân hóa rõ nét trong phiên giao dịch hôm nay với 11 mã giảm giá, 5 mã tăng giá và 4 mã tham chiếu. Trong đó, VCB -1,09%, TCB -0,68%, SSB -0,64%, SHB -0,86%, EIB -1,02%, LPB -1,42%,…Trong khi, CTG +0,35%, VPB +1,28%, STB +0,19%, HDB +0,26%, OCB +1,54%. Còn BID, MBB, BAB và ACB thì đứng giá tham chiếu.
Cổ phiếu bất động sản tiếp tục trở thành tâm điểm của nhà đầu tư phiên này, với 34 mã tăng giá trên 16 mã giảm giá. Tuy nhiên, hầu hết lực mua rơi vào các mã cổ phiếu có vốn vừa và nhỏ như NVL +3,76%, PDR +1,45%, DXG +1,4%, ITA +1,64%, CRE +1,57%. Nổi bật, DIG và CTD đều tăng kịch trần.
Riêng DIG, dẫn đầu về thanh khoản nhóm bất động sản với hơn 35 triệu đơn vị được giao dịch, thị giá được đẩy lên mức kịch trần 20.450 đồng/CP. Việc giá cổ phiếu DIG tăng ghi nhận trong đợt sóng mới của nhóm cổ phiếu bất động sản, sau nhiều động thái của các cơ quan chức năng thời gian qua nhằm “rã đông” thị trường với nhiều giải pháp đã được đề xuất.
Ngược lại, các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn dẫn đầu trong ngành lại có xu hướng giảm giá VHM -0,41%, VIC -0,2%, BCM -0,13%,…
Ở nhóm sản xuất, các mã cổ phiếu tăng giảm đan xen nhau. Trong đó, VNM -0,71%, SAB -0,42%, GVR -0,89% ngược lại HPG +0,23%, MSN +0,27%, DGC +1,95%,… Cổ phiếu bán lẻ cũng phân hóa khi FRT +nhẹ 0,47% còn MWG -0,77% và PNJ -0,27%,…
Toàn sàn HoSE có 197 mã tăng giá, 80 mã đứng giá và 155 mã giảm giá. Giá trị giao dịch đạt 11,5 nghìn tỷ đồng với 703,3 triệu đơn cị cổ phiếu sang tay trong phiên. Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt hơn 14.000 tỷ đồng.
Ngược hướng với thị trường, sau phiên 5 phiên bán ròng, khối này đảo chiều mua ròng với tổng giá trị 136 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 122 tỷ đồng.
Tại chiều mua, VND được mua ròng mạnh nhất với giá trị 72 tỷ đồng. Bên cạnh đó, SSI xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 64 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng STB và VRE với giá trị là 37 và 27 tỷ đồng.
Ngược lại, NLG chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 18 tỷ đồng; theo sau TV2, VCB bị bán khoảng 17 và 16 tỷ đồng mỗi mã.