Sau phiên mất điểm hôm qua, mở cửa sáng nay thị trường ghi nhận tín hiệu hồi phục nhẹ. Trong đó, VN-Index tăng hơn 2 điểm sau khi mở cửa. Tuy nhiên thanh khoản tiếp tục suy giảm, xuống thấp nhất trong vòng 15 phiên gần nhất.
Cùng với đó, số cổ phiếu giảm giá áp đảo, thanh khoản thấp, biên độ cũng hẹp. Lực cầu kém, đỉnh điểm lúc 10h30p VN-Index giảm sâu nhất hơn 2 điểm so với tham chiếu. May mắn về cuối phiên, một số cổ phiếu có vốn hóa lớn hồi phục, kéo chỉ số VN-Index chỉ còn giảm 0,26 điểm.
Vào phiên chiều, giao dịch diễn biến càng xấu hơn. Chỉ sau nhịp hồi phục lại ngưỡng 1.235 điểm lúc đầu giờ, VN-Index đã nhanh chóng lao dốc trong “giằng co”. Nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đều đua nhau “bán tháo” cổ phiếu. Mọi nỗ lực hồi phục rất yếu ớt, khiến VN-Index “thủng” mốc 1.220. Chuyển biến trong phiên ATC cũng không mấy khả quan.
Kết phiên, VN-Index giảm 13,38 điểm (-1,08%) xuống còn 1.220,61 điểm. HNX-Index giảm 1,97 điểm (-0,80%) xuống 243,91 điểm. Tương tự UPCOM-Index mất 0,75 điểm (-0,83%) còn 93,04 điểm.
Khối cổ phiếu có vốn hóa lớn VN30 nỗi tiếp tiêu cực với 24 mã giảm giá. Toàn nhóm này chỉ ghi nhận GAS, PLX và VIC tăng điểm. Trong khi, ba mã quốc doanh nhóm ngân hàng tiêu cực nhất lấy đi của chỉ số hơn 5 điểm là VCB, BID và CTG, ngoài ra còn có MSN lấy đi của chỉ số 1,7 điểm. Ngược lại, chỉ có trụ đỡ VIC tích cực hồi cho VN-Index 2 điểm, các mã còn lại mức tăng khá yếu.
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với số lượng mã giảm giá áp đảo 371 mã trên 118 mã tăng giá và 45 mã tham chiếu. Thanh khoản tiếp tục giảm xuống còn hơn 20.000 tỷ đồng, tương ứng có hơn 1 tỷ đơn vị cổ phiếu được sang tay trong phiên tại sàn HoSE.
Mặt khác, sau hai phiên mua ròng trở lại, nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ quay sang bán ròng mạnh với xấp xỉ 360 tỷ đồng trên tổng giá trị 3 sàn. Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng hơn 342 tỷ đồng. Tâm điểm xả hàng rơi vào chứng chỉ quỹ FUEVFVND với 93,5 tỷ đồng, tiếp theo là MSN -91,4 tỷ đồng, VPB -82,6 tỷ đồng, E1VFVN30 -68 tỷ đồng,…
Ngược chiều, VNM được khối ngoại mua vào nhiều nhất là 68 tỷ đồng, VIC +62 tỷ đồng, VHM +38,8 tỷ đồng, CTD +26,7 tỷ đồng, CTG +23,5 tỷ đồng,…
Tại nhóm ngân hàng gây sức ép nặng nề lên thị trường, khi nhóm giảm sâu 1,7%. Các mã có vốn hóa lớn có sức giảm giá mạnh đa số trên 1%: VCB -1,88%, BID -3,53%, CTG -2,62%, TCB -1,47%, MBB -1,31%, ACB -1,29%, ngoài ra còn có STB -2,08%, VIB -1,43%, TPB -1,86%, SHB -1,53%,… Toàn nhóm chỉ ghi nhận EIB +0,21% và OCB +1,82% với mức tăng không đáng kể, trong khi SSB, MSB đứng tham chiếu.
Ngược lại, nhóm bất động sản ghi nhận sắc xanh dẫn đầu 25 nhóm ngành. Tuy nhiên, trong này đóng cửa trong trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng” với áp đảo 43 mã giảm giá. Sắc xanh này có được nhờ vào VIC tăng mạnh 3,19%, NVL +3,52%, HPX +3,47%, SCG +3,33%,… cùng đồng loạt SJS, TDH, VPH, VC7, QCG, CIG kịch trần.
Trái lại, VHM đứng giá, còn BCM -2,76%, VRE -2,75%, KDH -1,69%, KBC -1,6%, NVL -1,69%, VPI -1,48%, HDG -2,01%,…
Cổ phiếu các công ty chứng khoán tiếp tục tiêu cực. Theo đó, SSI -1,75%, VCI -2,3%, HCM -2,29%, VIX -1,23%, FTS -2,16%, CTS -2,91%, APG giảm kịch sàn,… Nhóm sản xuất cũng ngập sắc đỏ, tiêu cực nhất là MSN giảm lên tới 5,68%, ngoài ra còn có, HPG -1,62%, GVR -3,16%, DCM -2,72%, VHC -3,46%, DBC -5,31%, BMP -2,3%, GIL giảm kịch sàn,…
Cổ phiếu hàng không và bán lẻ trong chung cảnh ngộ khi VJC -0,89% và HVN -2,52%,…; MWG giảm 1,14%, PNJ -1,62% còn FRT -4,52%. Cổ phiếu năng lượng phân hóa khi GAS +0,99%, PGV +0,17%, PLX +0,25% nhưng POW -0,72%,…