'Chiến thần' Hà Linh chưa là gì so với các 'pháp sư Trung Hoa': Cứ 1 phút kiếm ‘ngon ơ’ 1 tỷ đồng, tất cả là nhờ bí quyết này

Nhất Lưu | 13:53 05/04/2023

Giải mã hiện tượng nhiều “pháp sư Trung Hoa” kiếm được thu nhập khổng lồ nhờ livestream.

'Chiến thần' Hà Linh chưa là gì so với các 'pháp sư Trung Hoa': Cứ 1 phút kiếm ‘ngon ơ’ 1 tỷ đồng, tất cả là nhờ bí quyết này

Bán hàng livestream - Ngành công nghiệp “hái ra tiền”

Bán hàng trực tuyến - bán hàng livestream đang trở thành một hiện tượng kinh doanh mới được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, đặc biệt là Trung Quốc. Dưới hình thức này, người bán dễ dàng cung cấp hình ảnh, thông tin và giá cả sản phẩm đến với khách hàng. 

Nếu suôn sẻ, livestream bán hàng có thể mang về hàng trăm, hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày, giúp gia tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Hiện tại có nhiều mục đích livestream. Một là chủ doanh nghiệp và cá nhân trong tổ chức livestream bán sản phẩm của mình. Hai là doanh nghiệp thuê người chuyên nghiệp về phát trực tiếp bán hàng. Hoặc các nền tảng sẽ tổ chức các buổi livestream quy mô lớn. Họ sẽ thuê các “chiến thần” nổi tiếng để livestream liên tục hàng loạt mặt hàng mà nhiều thương hiệu đăng ký hợp tác. 

Điều này góp phần khiến cho ngành công nghiệp này của Trung Quốc nở rộ và phát triển nhanh chóng. 

Xinba - chiến thần livestream hàng đầu Trung Quốc

Tại Trung Quốc hiện nay, có những “chiến thần livestream” đem về hàng trăm triệu USD chỉ trong 1 buổi bán hàng phát trực tiếp. Ví dụ như Xinba, người được mệnh danh là “vua bán hàng livestream của đất nước tỷ dân”.

ezgif.com_webp_to_jpg_1.jpg

Vào năm 2021, anh đã bán được hơn 300 triệu USD (hơn 7 nghìn tỷ đồng) tiền hàng chỉ trong vòng 12 tiếng thông qua 4 triệu người xem. Theo một số nguồn tin, số sản phẩm mà Xinba bán được thông qua livestream còn nhiều hơn số sản phẩm bán ra trong 1 năm của trung tâm mua sắm Times Square ở Causeway Bay, Hồng Kông (Trung Quốc). 

Ngoài ra, trước đó “chiến thần” này cũng từng đạt được doanh số 176 triệu USD trong đợt phát trực tiếp kéo dài 10 tiếng với 2 triệu lượt xem. 

Không giống hầu hết những người bán hàng trực tuyến khác ở Trung Quốc, Xinba không tập trung vào một danh mục sản phẩm cụ thể mà anh có tuyệt chiêu là “bán tất tần tật” từ đệm, các thiết bị công nghệ đến sản phẩm làm đẹp. Buổi livestream của anh tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời cho họ trải nghiệm cảm giác “mua gì cũng có ngay tại nhà”.

Chưa hết, khi bán hàng, ngoài việc sử dụng chiến thuật tiếp thị khéo léo, Xinba liên tục kể với người xem về gia cảnh của bản thân, rằng anh xuất phát từ nông thôn, là con của nông dân. Đây là chiến lược “đòn tâm lý”, tạo cảm giác gần gũi, có nhiều điểm chung với người xem và “ngầm” thúc đẩy hành động mua “ủng hộ” của họ. 

Kết hợp với giọng tiếp thị thu hút, Xinba là streamer hot nhất trên nền tảng Kuaishou và là một trong những người phát trực tiếp nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Jin Guowei, Guo Chengcheng - Những chiến thần bán nông sản bằng livestream 

0524d742-d821-4166-a265-88df7ca813b8.jpg
Jin Guowei

Năm 2018, Jin Guowei chỉ là một người bán trái cây cho khách du lịch đến Lệ Giang (Vân Nam, Trung Quốc) nhưng hiện tại anh đã là một triệu phú. 

Jin là một ngôi sao nổi tiếng trên nền tảng Douyin với nghệ danh Brother Pomegranate. Anh thường livestream bán hoa quả và từng bán được 6 triệu nhân dân tệ (hơn 20 tỷ đồng) tiền lựu chỉ trong vòng 20 phút.

Hay Guo Chengcheng, một ngôi sao livestream nổi tiếng khác cũng đã kiếm được số tiền khổng lồ nhờ việc bán nông sản dân dã. Guo bán đa dạng từ bí ngô đến đào rừng thông qua livestream. Theo thống kê năm 2021, cô có thể kiếm trong khoảng 9 triệu nhân dân tệ mỗi tháng, tương đương khoảng hơn 30 tỷ đồng.

1400x-1-1-.jpg

Nông sản đã trở thành mặt hàng được “chốt đơn” liên tục trên các nền tảng phát trực tiếp. Lý do là bởi từ khi dịch bệnh, nhiều người dân phải ở nhà, nhu cầu đối với các hàng hóa tươi sống tăng cao. Việc mua bán nhu yếu phẩm thông qua các nền tảng trực tuyến trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, nhiều người thành phố cũng muốn được xem thực tế các hoạt động thu hoạch nông sản và chiêm ngưỡng cảnh quan vùng nông thôn. Vì vậy các “chiến thần livestream” đã tận dụng yếu tố này để quảng bá sản phẩm. 

Bên cạnh đó, thành công của ngành công nghiệp “hái ra tiền” tại Trung Quốc một phần là nhờ thị hiếu của người tiêu dùng. Theo cuộc khảo sát của Coresight Research vào tháng 7/2022, khi phỏng vấn 1 số lượng người Trung Quốc nhất định, 75% trong số họ nói rằng bản thân đã xem và sẵn sàng chi tiền để mua sắm qua livestream. 

Alessandro Bogliari - Giám đốc điều hành của Công ty The Influencer Marketing Factory cho biết, người dân Trung Quốc cũng rất thích được mua sắm trực tuyến vì họ dễ dàng “săn” được mã giảm giá, tiếp cận được nhiều mẫu mã mới và được xem thực tế các sản phẩm. 

Tổng hợp





Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
'Chiến thần' Hà Linh chưa là gì so với các 'pháp sư Trung Hoa': Cứ 1 phút kiếm ‘ngon ơ’ 1 tỷ đồng, tất cả là nhờ bí quyết này
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO