
Trong chuỗi podcast "Giải mã làn sóng Sinh Lời Tự Động” gồm 5 tập do CafeF phối hợp cùng Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tổ chức, doanh nhân Trương Lý Hoàng Phi đã có chia sẻ thực tế về cách quản lý dòng tiền hiệu quả từ chính trải nghiệm thực tế của cá nhân. Chương trình được dẫn dắt bởi MC Phan Trang.


MC Phan Trang: Thưa chị Hoàng Phi, với trải nghiệm cá nhân của mình, đặc biệt là trong vai trò Shark, chị đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện thành công và thất bại trong giới startup. Chị có thể chia sẻ một vài câu chuyện thực tế về việc các doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chỉ vì thiếu dòng tiền linh hoạt?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Thực tế, trong suốt quá trình làm việc với rất nhiều doanh nghiệp, cả doanh nghiệp của mình và các công ty khởi nghiệp, tôi nhận thấy dòng tiền đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong các giai đoạn cần bứt tốc để tăng trưởng. Người ta hay ví dòng tiền như dòng máu của doanh nghiệp vậy. Nếu dòng máu ấy tắc nghẽn ở đâu thì sức khỏe doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức.
Tôi từng chứng kiến không ít công ty khởi nghiệp có những con số trên báo cáo tài chính rất đẹp: doanh thu sổ sách tốt, công nợ trong tầm kiểm soát. Nhưng khi bước vào thực tế, đến lúc cần đầu tư cho một hạng mục mới hay triển khai kế hoạch mở rộng, họ lại thiếu tiền mặt, thiếu "cash" để hành động ngay lập tức, cơ bản, doanh thu “đẹp” lại chỉ trên sổ mà thôi.
Ở đây có một bài học rất quan trọng: Không chỉ với doanh nghiệp, mà với cả mỗi cá nhân, câu hỏi đầu tiên chúng ta cần tự đặt ra luôn là: "Tiền đâu?". Và không chỉ là tiền trên giấy tờ, mà phải là dòng tiền thực, có thể sử dụng ngay, linh hoạt đáp ứng nhu cầu khi cần. Nếu không đảm bảo được "nguồn máu" ấy lưu thông liên tục, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng hụt hơi, bỏ lỡ cơ hội, thậm chí đứt gãy các kế hoạch quan trọng.

MC Phan Trang: Trong quá trình điều hành công việc và đầu tư, đã có câu chuyện nào khiến chị thực sự nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý dòng tiền linh hoạt, ngay cả với những khoản tiền nhỏ?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Thật ra có một trải nghiệm cá nhân khiến tôi rất nhớ. Đó không hẳn là việc bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh lớn mà là dấu hiệu “thức tỉnh” về việc đôi khi chúng ta vô tình bỏ quên những dòng tiền nhỏ.
Cách đây không lâu, tôi có kế hoạch đầu tư vào một nhà xưởng nhỏ. Tôi đã khảo sát kỹ lưỡng, chuẩn bị sẵn khoảng 500 triệu đồng để đặt cọc, dự tính mọi việc sẽ hoàn tất trong vòng ba ngày sau khi thống nhất với chủ nhà xưởng. Tuy nhiên, vì một số trục trặc pháp lý phát sinh, tôi và các cộng sự quyết định không tiếp tục thương vụ này.
Khi đó, do công việc quá bận rộn và cũng vì nghĩ rằng số tiền không quá lớn, tôi đã không lập tức tái sử dụng khoản tiền đó. Ban đầu, tôi dự định sẽ chỉ để nhàn rỗi tạm vài tuần, nhưng thực tế, đến khi tôi quay lại kiểm tra thì số tiền ấy đã "nằm yên" trong tài khoản suốt vài tháng hơn.
Ở góc độ quản lý tài chính cá nhân, tôi nhận ra đó là một sai lầm. Dù khoản tiền có lớn hay nhỏ, việc tối ưu hóa nguồn lực là nguyên tắc không thể lơ là. Câu chuyện nhỏ ấy nhắc tôi rằng: tài chính cá nhân hay tài chính doanh nghiệp đều cần được vận hành với tinh thần chủ động, linh hoạt. Mỗi đồng tiền đều nên được làm việc hiệu quả, thay vì để nó “ngủ quên” vì sự chủ quan hay bận rộn của bản thân.

MC Phan Trang: Từ những trải nghiệm thực tế mà chị vừa chia sẻ, chị có thể rút ra bài học nào để duy trì dòng tiền linh hoạt? Nếu được, chị có thể tư vấn thêm cách quản lý dòng tiền hiệu quả cho các doanh nghiệp khác không ạ?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Theo tôi, sự "linh hoạt" của dòng tiền nên được hiểu đơn giản thế này: Tại bất kỳ thời điểm nào, khi bạn cần, bạn đều có thể sử dụng nguồn tiền đó ngay lập tức. Với cá nhân tôi, bài học rút ra là mình cần xác định rất rõ các nhu cầu chi tiêu cố định hàng tháng.
Tôi thường xem xét, trong một tháng, mức chi tiêu cơ bản của mình là bao nhiêu để duy trì cuộc sống cá nhân. Với doanh nghiệp cũng tương tự như vậy, mỗi tháng cần bao nhiêu dòng tiền cố định để duy trì hoạt động.
Từ đó, mình sẽ tính thêm một mức dự phòng an toàn. Ví dụ, nếu một tháng cần chi tiêu 20 triệu đồng thì trong tài khoản của mình nên luôn duy trì số tiền nhiều hơn mức đó để đảm bảo sự an tâm, đề phòng những biến động bất ngờ. Tuy nhiên, dòng tiền dự phòng ấy không nên để đứng yên vì tiền đứng yên là tiền “chết”.
Do vậy, tôi luôn tìm cách để dòng tiền dù là dự phòng cũng phải "chạy", phải sinh lợi. Có nhiều giải pháp để tối ưu dòng tiền tùy vào tình hình cụ thể, nhưng nguyên tắc chung là: ngay cả với khoản tiền dự trữ, cũng phải tìm cách vận hành nó hiệu quả nhất có thể.

MC Phan Trang: Như chị vừa chia sẻ, nếu thiếu đi dòng tiền linh hoạt có thể khiến cá nhân hoặc doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội quan trọng.Theo chị, những sai lầm phổ biến nhất trong việc quản lý dòng tiền là gì?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Theo tôi, có ba sai lầm phổ biến nhất trong quản lý dòng tiền:
Thứ nhất, dự báo sai thời điểm với dòng tiền hiện tại. Nghĩa là, mình kỳ vọng sẽ có một khoản tiền chắc chắn vào một thời điểm nào đó. Ví dụ như khách hàng thanh toán vào ngày 29 để dùng cho một kế hoạch chi tiêu lớn vào ngày 30. Nhưng thực tế, có thể vì sự cố nào đó, tiền không về đúng hạn, dẫn tới việc mình bị động hoàn toàn trong kế hoạch.
Thứ hai, dự báo quá lạc quan về dòng tiền tương lai. Rất nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân dựa vào những dòng thu nhập chưa ổn định, những hợp đồng, dự án "đang kỳ vọng", để lên kế hoạch chi tiêu. Khi tình hình thực tế khó khăn hơn dự kiến, dòng tiền không về như kỳ vọng, thì kế hoạch đổ vỡ.
Thứ ba, không tối ưu hóa những khoản tiền nhỏ. Nhiều người, cả cá nhân lẫn doanh nghiệp, có thói quen xem nhẹ những khoản tiền nhỏ, nghĩ rằng vài trăm nghìn hay một, hai triệu không đáng để bận tâm. Nhưng thực tế, nếu cộng dồn những khoản "bị quên lãng" đó trong suốt một năm, số tiền có thể lên tới vài chục triệu, một con số không hề nhỏ.
Quản lý dòng tiền cũng giống như huấn luyện một vận động viên: Có những lúc cần tăng tốc, có lúc cần chạy bền. Điều quan trọng là phải luôn chủ động theo dõi, điều chỉnh và tối ưu từng đồng tiền mình có.

MC Phan Trang: Khi dòng tiền bị “ngủ quên”, nó sẽ gây ra những rủi ro gì? Và làm sao để hạn chế những rủi ro đó?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Khi dòng tiền bị "ngủ quên", sẽ phát sinh nhiều “rủi ro” mà đôi khi chúng ta không lường trước hết được.
Thứ nhất, rủi ro về cơ hội khi dòng tiền không chảy đúng với tốc độ cần thiết. Dòng tiền cần phải lưu thông liên tục, giống như máu trong cơ thể. Khi dòng tiền đứng yên quá lâu, doanh nghiệp hoặc cá nhân sẽ mất đi sự linh hoạt cần thiết để nắm bắt các cơ hội.
Thứ hai, dòng tiền không sinh lời như kỳ vọng. Tiền đứng yên trong tài khoản không giúp bạn tạo thêm giá trị. Nếu dòng tiền không được đầu tư hoặc vận dụng đúng cách, bạn sẽ đánh mất khả năng sinh lời mà nó lẽ ra có thể mang lại.
Thứ ba, rủi ro lớn nhất về mặt tâm lý, một nỗi sợ.
Khi chúng ta càng lo lắng cho sự ngủ quên của dòng tiền, chúng ta càng dễ quyết định vội vàng đưa tiền vào những kênh đầu tư không phù hợp với năng lực hiểu biết hoặc sở trường của mình. Khi không hiểu rõ lĩnh vực mình đầu tư, nguy cơ mất vốn sẽ rất cao.
Voiws trạng thái này, để hạn chế những rủi ro này, điều đầu tiên bạn cần làm là chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. "Hiểu rõ" ở đây không chỉ là hiểu thị trường, mà còn là hiểu chính bản thân mình: mình có thế mạnh gì, điểm yếu gì. Nếu biết mình chưa mạnh ở lĩnh vực nào, bạn có thể cân nhắc hai lựa chọn: tìm những người có chuyên môn để đồng hành, hoặc đơn giản là không tham gia.
Bài học đặt ra: Không nên vì kỳ vọng sinh lời mà vội vàng đầu tư vào những gì mình không hiểu. Ngược lại, càng hiểu rõ và quản trị tốt những rủi ro trong từng quyết định tài chính, bạn càng bảo vệ được dòng tiền và phát triển nó một cách bền vững.

MC. Phan Trang: Chị có thể chia sẻ một số lời khuyên, hoặc gợi ý về việc không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào trong việc sử dụng dòng tiền?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Tôi nghĩ rằng, mỗi cá nhân, dù không phải doanh nhân hay startup, vẫn cần xây dựng tư duy làm chủ. Và làm chủ ở đây, trước hết là làm chủ chính bản thân mình.
Làm chủ bản thân có ba yếu tố quan trọng. Thứ nhất, tối ưu năng lực cá nhân.
Mỗi người cần hiểu rõ thế mạnh, kỹ năng, kinh nghiệm của mình để lựa chọn công việc, ngành nghề phù hợp, ưu tiên những lĩnh vực đang có xu hướng phát triển mạnh. Khi làm chủ được năng lực, bạn tự mở ra nhiều cơ hội bền vững cho sự nghiệp và tài chính của mình.
Thứ hai, tận dụng công nghệ để nâng cao năng suất. Làm chủ công nghệ, áp dụng các công cụ hỗ trợ vào công việc và cuộc sống hằng ngày sẽ giúp mỗi người làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, tối ưu nguồn lực.
Thứ ba, làm chủ tài chính cá nhân. Quan trọng nhất là hiểu rõ bản thân về mặt tài chính: biết mình mạnh ở đâu, yếu ở đâu. Khi lựa chọn kênh đầu tư hoặc sử dụng dòng tiền, cần ưu tiên những lĩnh vực mà mình có sự am hiểu thực sự, tránh đầu tư theo phong trào hoặc vào những kênh mà mình chưa nắm rõ. Đồng thời, nên đưa ra kỳ vọng phù hợp với năng lực và khả năng kiểm soát của bản thân.
Tư duy làm chủ không nhất thiết chỉ dành cho những người đang kinh doanh. Tôi từng gặp rất nhiều bạn trẻ, dù chưa phải người làm kinh doanh, nhưng có ý thức quản lý tài chính cá nhân và tối ưu dòng tiền từ rất sớm. Chính những người đó đã chọn được con đường phát triển bền vững cho mình.
Tôi cũng không dám tự nhận mình là chuyên gia, mà chỉ muốn chia sẻ góc nhìn từ trải nghiệm thực tế: Làm chủ bản thân nghĩa là luôn hướng tới sự chủ động trong cuộc sống. Khi chủ động, mình không chỉ tránh được những rủi ro bất ngờ mà còn giữ được cơ hội trong tay, thay vì để chúng trôi qua một cách đáng tiếc.

MC Phan Trang: Vậy chị có thể chia sẻ cụ thể hơn về cách chị xây dựng và quản lý tài chính cá nhân sao cho vừa linh hoạt vừa hiệu quả?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Với cá nhân tôi, cách quản lý tài chính không quá phức tạp, nhưng luôn dựa trên những nguyên tắc rõ ràng và tính kỷ luật cao. Tôi thường chia dòng tiền thành ba nhóm chính: khoản chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, khoản dự phòng cho những tình huống bất trắc, và khoản dành cho đầu tư. Cách phân chia này giúp tôi đảm bảo cuộc sống ổn định, có lớp phòng vệ tài chính cần thiết, đồng thời duy trì được sự phát triển tài chính trong dài hạn.
Về đầu tư, mỗi năm tôi đều xác định rõ tỷ lệ phần trăm thu nhập sẽ dành cho các kênh đầu tư phù hợp. Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng: Hãy đầu tư vào những lĩnh vực mình hiểu rõ, phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân.
Bên cạnh đó, tôi cũng phân chia dòng tiền đầu tư thành hai nhóm: dòng tiền dài hạn và dòng tiền ngắn hạn. Với các khoản đầu tư dài hạn (trên 12 tháng), tôi hướng đến các kênh tăng trưởng bền vững. Còn với dòng tiền ngắn hạn (dưới 6 tháng), tôi nghiên cứu nhiều sản phẩm tài chính linh hoạt hơn để tối ưu hiệu quả sử dụng vốn.
Điều quan trọng nhất khi quản lý tài chính cá nhân không phải là công cụ nào đặc biệt, mà là việc duy trì nguyên tắc và tính kỷ luật. Nguyên tắc giúp mình xây dựng hệ thống tài chính bài bản; còn kỷ luật giúp mình kiên trì thực hiện kế hoạch đó trong thực tế, dù có thể đối mặt với nhiều cám dỗ ngắn hạn.
Quản lý tài chính cá nhân thực chất là bài toán cân bằng giữa sự an toàn và tính linh hoạt. Nếu chỉ chú trọng an toàn mà thiếu linh hoạt, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ngược lại, nếu quá linh hoạt mà thiếu an toàn, bạn có thể đối mặt với những rủi ro lớn. Khi cân bằng tốt hai yếu tố này, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc sống và sẵn sàng nắm bắt những cơ hội tài chính bền vững.

MC. Phan Trang: Chị có thể tiết lộ một công cụ tài chính hiện đại nào mà hiện nay chị đang sử dụng để tối ưu hóa dòng tiền một cách linh hoạt không ạ?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Với vai trò một người điều hành doanh nghiệp, tôi luôn theo dõi dòng tiền trong tài khoản rất chặt chẽ: dòng tiền nào dùng cho mục đích gì, thời điểm nào cần sử dụng, và làm sao để tối ưu hiệu quả. Nguyên tắc của tôi là: dòng tiền chỉ lưu lại trong tài khoản một ngày, hay thậm chí chỉ vài giờ, cũng cần được tối ưu sinh lời.
Thời gian gần đây, tôi ấn tượng với một số sản phẩm ngân hàng có dịch vụ xin lời tự động, cho phép dòng tiền nhàn rỗi được sinh lời liên tục mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt. Một trong những sản phẩm tôi đang sử dụng nhiều là dịch vụ của Techcombank. Tôi đánh giá cao Techcombank ở sự tiện dụng và tính sáng tạo (innovation) trong các sản phẩm, mang lại trải nghiệm tài chính linh hoạt, hiện đại và phù hợp với nhu cầu thực tế của người dùng.
Bên cạnh mục tiêu sử dụng cá nhân, tôi cũng lựa chọn trải nghiệm các sản phẩm đổi mới như vậy để ủng hộ các sáng kiến sáng tạo. Là người làm trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo (innovation), tôi hiểu rằng: mỗi sản phẩm tài chính mới là kết quả của rất nhiều nỗ lực thay đổi nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Do đó, việc chủ động trải nghiệm và phản hồi cũng là một phần cách tôi đồng hành cùng những nỗ lực đổi mới.

MC Phan Trang: Liệu có phải chính sự đồng điệu giữa tinh thần đổi mới và sáng tạo đã khiến chị luôn bị thu hút bởi những công ty, sản phẩm có sự thay đổi liên tục và ứng dụng công nghệ mạnh mẽ không?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Chắc chắn rồi! Tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay, đổi mới là yêu cầu bắt buộc, không chỉ với doanh nghiệp mà cả với từng cá nhân, thậm chí ở tầm quốc gia cũng vậy. Đổi mới cần dựa trên nền tảng số hóa và ứng dụng công nghệ để gia tăng sức cạnh tranh.
Tôi luôn quan niệm rằng, nếu mỗi doanh nghiệp đều có tinh thần đổi mới, kết hợp với việc áp dụng công nghệ hiệu quả, thì sự đổi mới đó mới thực sự tạo ra tác động lớn. Với các ngân hàng như Techcombank, tôi thấy rõ yếu tố này: sản phẩm Sinh Lời Tự Động 24/7 cho dòng tiền nhàn rỗi là một ví dụ điển hình. Nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ, những sản phẩm như vậy khó có thể đảm bảo sự chính xác, linh hoạt và tối ưu cho khách hàng.
Tôi tin rằng, một nền kinh tế mạnh mẽ trong tương lai sẽ cần nhiều doanh nghiệp có tư duy năng động, đổi mới không ngừng, và luôn đặt trải nghiệm khách hàng làm trung tâm. Đó cũng là lý do vì sao tôi luôn bị thu hút và sẵn sàng ủng hộ những thương hiệu tiên phong trong đổi mới.

MC. Phan Trang: Vậy còn yếu tố trải nghiệm khi sử dụng công cụ tài chính cũng là một tiêu chí khiến chị đưa ra lựa chọn sử dụng sản phẩm?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Như đã chia sẻ, tôi là một trong những khách hàng sử dụng Techcombank khá thường xuyên, vì vậy tôi tương tác với app ngân hàng rất nhiều. Một ngày tình cờ, tôi nhận được gợi ý trên app: "Bạn có muốn bật sản phẩm Sinh Lời Tự Động cho tài khoản không?" Thấy lạ và tò mò, tôi tìm hiểu thêm và quyết định kích hoạt thử.
Ngay sau khi trải nghiệm, tôi nhận ra đây không chỉ đơn thuần là một sản phẩm, mà thực chất là cả một hệ thống công nghệ rất tiên tiến vận hành phía sau. Thứ nhất, sản phẩm này cho phép tính sinh lời 24/7, lãi suất được tính theo từng phút, từng giờ, chứ không chỉ tính theo ngày như nhiều sản phẩm truyền thống. Điều này, theo tôi chỉ có thể đạt được nhờ nền tảng công nghệ rất hiện đại.
Thứ hai, sản phẩm này tối ưu ngay cả những khoản tiền rất nhỏ trong tài khoản. Ví dụ, chỉ với số dư 20.540 triệu đồng, hệ thống cũng tính lãi tự động cho toàn bộ số tiền đó, không bỏ sót dù chỉ một đồng lẻ. Đây là điều khiến tôi vô cùng ấn tượng, vì nó thể hiện sự tỉ mỉ và tinh tế trong việc chăm sóc tài sản cho khách hàng.
Thứ ba, mọi thao tác đều rất đơn giản, không có bất kỳ rào cản nào khi đăng ký sử dụng. Vì vậy, với tôi, sản phẩm Sinh Lời Tự Động của Techcombank thực sự vượt trội về sự thuận tiện, minh bạch và khả năng tối ưu dòng tiền linh hoạt cho khách hàng.

Tôi thấy rất thú vị ở chỗ: dù dòng tiền trong tài khoản là bao nhiêu, dù là vài chục nghìn đồng thì sản phẩm Sinh Lời Tự Động vẫn hoạt động đều đặn, giúp tối ưu hóa mọi khoản tiền. Ngoài sự tiện lợi, tôi cũng đánh giá cao tính minh bạch: khách hàng có thể kiểm tra trực tiếp trên tài khoản để biết số tiền sinh lời hằng ngày.
Đôi khi, những điều nhỏ như vậy lại làm gia tăng mức độ hài lòng rất nhiều, khiến mình cảm thấy vui vì tiền trong tài khoản "không đứng yên", mà luôn làm việc hiệu quả cho mình.
MC Phan Trang: Như chị chia sẻ thì sản phẩm này không đặt ra ngưỡng tối thiểu nào cho dòng tiền?
CEO Trương Lý Hoàng Phi: Theo như trải nghiệm của tôi thì đúng vậy. Ban đầu, tài khoản tôi có số dư lớn, nhưng trong quá trình sử dụng, dù số dư giảm dần theo chi tiêu hằng tháng, sản phẩm Sinh Lời Tự Động vẫn hoạt động bình thường, không hề có yêu cầu về mức tối thiểu.
Chính sự linh hoạt này làm cho trải nghiệm càng thêm hấp dẫn. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy đây là một sản phẩm thực sự thú vị và thiết thực cho những ai muốn tối ưu hóa dòng tiền hằng ngày.
Cảm ơn chia sẻ của chị!
“Giải mã làn sóng Sinh Lời Tự Động” - chương trình hợp tác giữa Techcombank và CafeF, là nơi những câu chuyện tài chính chân thực được bật mí. Chuỗi Podcast được phát sóng 5 phút mỗi ngày vào lúc 10h00 trên CafeF.vn, Fanpage CafeF và Tiktok CafeF. Tìm hiểu thêm tại đây |
Bài: Kim Ngân
Thiết kế: Hải An