Chê 6 tỷ tiền đền bù ít, gia chủ quyết không chuyển đi: Nằm trơ trọi giữa công trường, chấp nhận sống chung với rắn - Cuối cùng chịu di dời vì 1 lý do

Nguyệt | 19:44 09/08/2024

Trong suốt nhiều năm trời đằng đẵng, gia chủ này đã chịu không biết bao khổ sở vì sống trong căn nhà thuộc diện phải phá dỡ.

Chê 6 tỷ tiền đền bù ít, gia chủ quyết không chuyển đi: Nằm trơ trọi giữa công trường, chấp nhận sống chung với rắn - Cuối cùng chịu di dời vì 1 lý do

Chê 6 tỷ tiền đền bù cho căn nhà cũ, gia chủ kiên quyết không dời đi

"Ngôi nhà cứng đầu nhất Hải Châu (Trung Quốc)" từng là biệt danh mà cư dân mạng dành cho căn nhà 102m2 của gia đình cô Lý Tuyết Cúc. Lý do bởi căn nhà này thuộc diện được đền bù bất động sản, song gia đình cô kiên quyết không chuyển đi.

Bất chấp trong 5 năm đó, những ngôi nhà xung quanh đã lần lượt bị phá bỏ, chỉ duy nhất ngôi nhà 102m2 này vẫn tồn tại, bị bao quanh bởi những tòa nhà cao tầng. Xung quanh căn nhà của cô là công trường phá dỡ, nên máy xúc chạy ầm ầm còn công nhận tất bật thu dọn đất đá.

Căn nhà 102m2 có 3 tầng, là tổ ấm duy nhất của 7 anh chị em nhà họ Lý. Sau những năm 1980, một số anh chị lần lượt ra nước ngoài, chỉ còn Lý Tuyết Cúc ở lại chăm sóc cha mẹ già, anh trai bị bệnh tâm thần và một em gái đang sống thực vật. Cô quản lý một tiệm photocopy nằm ở tầng 1 - công cụ kiếm tiền duy nhất giúp cô trang trải cuộc sống.

anh-chup-man-hinh-2024-08-09-luc-16.52.01.png
Căn nhà của cô Lý Tuyết Cúc

Tháng 2 năm 2006, một công ty bất động sản giành được quyền phát triển và vận hành khu đất đường Nam Điền, quận Hải Châu - nơi mà gia đình đang sinh sống. Đây chính là lúc cuộc chiến tranh chấp ngôi nhà giữa chủ nhà và công ty bất động sản bắt đầu.

Công ty bất động sản đưa ra mức bồi thường cho các hộ dân là 3000NDT/m2. Ngôi nhà cũ của gia đình Lý Tuyết Cúc được bồi thường 550.000 NDT (khoảng 1,9 tỷ đồng) cùng một ngôi nhà khác mà theo công ty bất động sản, nó trị giá 1,2 triệu NDT. Tổng giá trị bồi thương lúc ấy được tính lên tới 1,8 triệu NDT (khoảng 6,3 tỷ đồng).

Tuy nhiên, gia đình Lý Tuyết Cúc không chấp nhận thoả thuận đền bù này. Họ yêu cầu rằng, bên cạnh số tiền nhận được, ngôi nhà được đền bù bổ sung kia phải có 3 phòng rộng 70m2, có mặt bằng kinh doanh 45m2 để cô có thể tiếp tục mở cửa hàng. Lý lẽ được chủ nhà đưa ra đó là: "Những người khác nghĩ rằng chúng tôi đang đòi nhiều tiền và cố tình làm khó nhà phát triển. Thế nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng tôi không muốn nhiều tiền. Chúng tôi chỉ muốn được đền bù thỏa đáng vì ngôi nhà là tài sản duy nhất mà tổ tiên để lại".

Còn về phía công ty bất động sản, họ cho rằng yêu cầu của gia đình là không thể chấp nhận được. Họ nhận định, nếu tính theo thang quyết định phá dỡ của tỉnh Quảng Châu thì mức tiền mà gia đình Lý Tuyết Cần yêu cầu chênh lệch lên đến 9-10 lần so với giá trị thực. Do đó họ thông báo: "Chúng tôi không đủ khả năng chi trả cho yêu cầu đó. Và điều này là không công bằng với các hộ gia đình bị di dời khác.”

Bên cạnh đó, Cục Đất đai và Tài nguyên thành phố Quảng Châu Trung Quốc đã phán quyết rằng, khoản bồi thường chỉ có thể dựa trên "khu dân cư" và nhà phát triển chỉ hứa đền bù cho Lý Tuyết Cúc mặt bằng kinh doanh cùng 2 triệu NDT tiền bồi thường.

Cuộc sống chật vật trong căn nhà đinh

Cụm từ "ngôi nhà đinh" (nail house) được sử dụng để chỉ những ngôi nhà, tòa nhà không chịu giải tỏa. Gọi những căn nhà này là "nhà đinh" vì giống như những chiếc đinh không thể gỡ ra. Và trước khi được đền bù thoả đáng, cuộc sống của những chủ nhân trong nhà đinh thường vô cùng khó khăn, đối diện với áp lực từ nhiều phía. Căn nhà 102m2 của gia đình Lý Tuyết Cúc là một trong số đó.

Ngày 26/7/2008, em gái của Lý Tuyết Cúc từ Hong Kong (Trung Quốc) trở về thăm nhà. Cô đang tắm thì bất ngờ nhìn thấy một con rắn hoa cuộn mình ở trước cửa phòng tắm. Cô sợ hãi đến mức suýt ngất đi. Sau đó, họ phát hiện tổng cộng có 6 con rắn được tìm thấy trong ngôi nhà vì đã có người đập vỡ cửa số tầng 1, nhét túi đựng rắn vào nhà.

Trước tình cảnh đó, Lý Tuyết Cúc không hề nao núng. Cô nói: "Tôi dùng chậu che con rắn lại, mặc quần áo cho em gái và đưa cô ấy ra ngoài". Tuy nhiên, trái ngược với sự bình tĩnh của Lý Tuyết Cúc thì em gái đã phải uống thuốc và nhận tư vấn tâm lý kể từ đó.

anh-chup-man-hinh-2024-08-09-luc-16.51.55.png
Căn nhà của Lý Tuyết Cúc vẫn đứng im ở đó, bất chấp các gia đình xung quanh đã chấp nhận dời đi

Sáng ngày 13/10/2008, Lý Tuyết Cúc đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng đào ầm ầm bên ngoài nhà. Mười ngày sau, có 1 con hào sâu và rộng xuất hiện bên ngoài nhà cô, và ai muốn qua sông đều phải đi qua con hào này. Kể từ đó, Lý Tuyết Cúc ít khi ra ngoài. Cô kể: "Thứ nhất tôi không có tâm trạng, nếu chuyện này (phá dỡ nhà) không được giải quyết sớm thì tôi cảm thấy có tảng đá lớn đè lên tim. Và điều quan trọng nữa là tôi không dám. Tôi sợ nếu đi ra ngoài khi quay về, tôi sẽ không còn nhà nữa".

Giữa tháng 1/2011 cha cô qua đời - đó cũng là thời khắc buồn và tức giận nhất của Lý Tuyết Cúc: "Cha tôi đã 80 tuổi. Và ông đã phải chịu đựng sự tàn phá của đội phá dỡ cho đến tận khi qua đời. Khi mẹ qua đời, tôi đã khóc rất nhiều. Nhưng lần này, tôi thậm chí còn không rơi nổi một giọt nước mắt nào vì tôi chỉ cảm thấy tức giận".

Cái kết cho sự kiên trì

Cuối cùng, cả 2 bên là công ty bất động sản và gia đình Lý Tuyết Cúc đã đi tới một thỏa thuận hòa bình. Giám đốc công ty bất động sản cho biết, sau 5 năm tranh chấp và khiến các kế hoạch bị trì hoãn, cả 2 bên đều cảm thấy mệt mỏi. Nhà phát triển đã quyết định thoả hiệp, trong khi đó gia đình Lý Tuyết Cúc cũng chịu nhượng bộ. Giám đốc bất động sản nói thêm, nếu các hộ dân bị giải tỏa không di chuyển thì giai đoạn 2 của dự án không thể khởi công, thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

Theo đó, chủ đầu tư đã bồi thường cho gia đình họ Lý một khoản tiền hợp lý cùng ngôi nhà tái định cư rộng 131m2 cách ngôi nhà cũ khoảng 200m. Đồng thời, họ cũng đồng tình giúp Lý Tuyết Cúc tìm cửa hàng.

Về phía gia đình Lý Tuyết Cúc, cô cho biết gia đình chấp nhận kết quả nhưng không có niềm vui. "Chúng tôi thực sự mệt mỏi. Vì bên kia nhượng bộ nên chúng tôi cũng đành nhượng bộ thôi", cô tâm sự. Dẫu vậy gia đình cô đã chuyển đi và xây dựng cuộc sống mới.

Nguồn: Sohu, Baidu


(0) Bình luận
Chê 6 tỷ tiền đền bù ít, gia chủ quyết không chuyển đi: Nằm trơ trọi giữa công trường, chấp nhận sống chung với rắn - Cuối cùng chịu di dời vì 1 lý do
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO