Thị trường thế giới đang chịu tác động từ những quyết sách của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới. Câu hỏi đặt ra là điều đó sẽ có tác động như thế nào đối với thị trường trái phiếu và chứng khoán trong tháng 2 sau một Giêng đạt xuất sắc?
Dưới đây là những sự kiện kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới được các nhà phân tích và nhà đầu tư chờ đợi.
1/ Hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực kinh tế sau đại dịch
Tại Mỹ, các cổ phiếu của ngành truyền thông và tiêu dùng thay phiên nhau dẫn đầu trong khi một loạt các doanh nghiệp Mỹ sắp công bố kết quả doanh thu quý 4/2022.
Walt Disney, công ty đang phải đối mặt với cuộc chiến ủy quyền về đại diện hội đồng quản trị, và News Corp, công ty đã hủy bỏ kế hoạch tái hợp với Fox Corp, sẽ công bố kết quả kinh doanh lần lượt vào thứ Tư (8/2) và Năm (9/2), trong khi New York Times cũng công bố vào Thứ Tư.
Kết quả thu nhập của PepsiCo và Kellogg công bố vào thứ Năm sẽ cho thấy cái nhìn sâu sắc về cách người tiêu dùng đang chật vật chống chọi với lạm phát. Hơn 90 công ty Mỹ trong chỉ số S&P 500 dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh quý trong những ngày tới.
Với 190 công ty đã báo cáo kết quả, thu nhập của S&P 500 trong quý 4/2022 ước tính giảm 2,4% so với một năm trước – nhiều hơn so với mức giảm 1,6% được dự đoán vào ngày 1/1, theo Refinitiv IBES.
Kết quả thu nhập của các doanh nghiệp Mỹ trong quý 4/2022.
2/ Lĩnh vực năng lượng dẫn đầu về hiệu quả kinh doanh
Big Oil (các ông lớn ngành dầu mỏ) đã thể hiện đúng với biệt danh của mình trong năm 2022, khi sự gián đoạn nguồn cung liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá dầu twang vọt đã chuyển thành lợi nhuận lớn cho họ - chính xác là con số kỷ lục 200 tỷ đô la.
Shell đã báo cáo mức lợi nhuận kỷ lục 40 tỷ USD vào năm ngoái. BP, TotalEnergies và nhà sản xuất dầu quốc doanh của Na Uy Equinor đều sẽ công bố kết quả trong những ngày tới - cũng như các Big Renewables (ông lớn ngành năng lượng tái tạo), bao gồm nhà sản xuất tua-bin gió Đan Mạch Vestas và Siemens Energy của Đức.
Không giống như các đối tác trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch, các nhà sản xuất tua-bin và tấm pin mặt trời đã phải vật lộn để chuyển chi phí đầu vào cao hơn mặc dù các nhà đầu tư vẫn chưa phạt họ vì điều đó.
Trong 3 năm qua, quỹ giao dịch trao đổi iShares Clean Energy đã tăng 120%, trong khi SPDR S&P Oil & Gas ETF chỉ tăng 12%. Dầu khí có thể đã giành chiến thắng trong cuộc đua nước rút, song khó có thể chiến thắng trong cuộc đua maratông.
Lợi nhuận của các ông lớn ngành dầu mỏ.
3/ Ngân hàng Úc và Ấn Độ sắp tăng lãi suất
Các thị trường đã đặt cược vào khả năng Ngân hàng Dự trữ Úc thứ Ba tới (7/2) sẽ tăng lãi suất thêm 1/4 điểm phần trăm, nhưng bối cảnh kinh tế lúc này trở nên mù mờ hơn so với một tuần trước.
Sau đó, dữ liệu lạm phát đã khiến các nhà đầu tư choáng váng khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 33 năm, thách thức chiến dịch thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất trong lịch sử hiện đại của RBA. Các số liệu vĩ mô gây sốc theo chiều ngược lại khi doanh số bán lẻ giảm mạnh nhất kể từ những ngày đại dịch và giá nhà giảm mạnh nhất kể từ ít nhất là năm 1980.
Triển vọng của đồng đô la Úc không bị ảnh hưởng: miễn là việc mở cửa trở lại của Trung Quốc đang diễn ra đúng hướng, đồng tiền này sẽ tăng cao hơn.
Trong khi đó, cuộc chiến chống lạm phát của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ có thể kết thúc, với các nhà kinh tế dự kiến thể chế này sẽ tăng lãi suất thêm ¼ điểm phần trăm, sau đó sẽ tạm dừng.
Lạm phát của Úc.
4/ Thị trường cổ phiếu và trái phiếu có tiếp tục tăng?
Năm 2023, thị trường cổ phiếu và trái phiếu chính phủ có một sự khởi đầu tuyệt vời khi tháng 1/2023 là một trong những tháng đầu năm có hiệu quả tốt nhất từng thấy, được thúc đẩy bởi sự lạc quan rằng điều tồi tệ nhất đã qua.
Nhưng liệu xu hướng tăng có tiếp diễn?
Tăng trưởng có vẻ ổn, lạm phát chậm lại, có thể sắp kết thúc thắt chặt tiền tệ. Càng nhiều thứ ổn các tốt, bởi các số liệu của tháng 1 rất quan trọng vì chúng phản ánh cách các nhà đầu tư thiết lập danh mục đầu tư cho năm mới, mặc dù một số người cho rằng tháng đó có thể không thể hiện gì khác ngoài một loạt các sự tự mãn phi lý.
Cho đến nay, các thị trường đặt cược vào khả năng các ngân hàng trung ương lớn đồng loạt tạm dừng thắt chặt tiền tệ vào cuối năm nay, mặc dù các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa có phát ngôn nào như vậy. Lạm phát của Đức và dữ liệu về niềm tin người tiêu dùng và thất nghiệp sơ bộ của Mỹ có thể cung cấp thêm định hướng cho thị trường.
Chỉ số kinh tế Mỹ, Trung Quốc va Euro zone do Citigroup công bố.
5/ Chờ đợi bài phát biểu của quan chức ngân hàng Eurozone và Canada
Và ngay cả khi thị trường lúc này phớt lờ động thái của các ngân hàng trung ương, điều đó không có nghĩa là họ sẽ không lắng nghe những gì các quan chức nói. Các nhà hoạch định chính sách của ECB Peter Kazimir và Klaas Knot và Tiff Macklem của Ngân hàng Trung ương Canada sẽ có bài phát biểu trong những ngày tới.
Thị trường tưng bừng - Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm 50 điểm cơ bản từ đầu năm đến nay - đồng nghĩa với việc các điều kiện tài chính nới lỏng và một số kế hoạch tăng lãi suất vào cuối năm nay có thể bị hủy bỏ.
Điều đó không tốt cho một ngân hàng trung ương, cũng không phải là chiến lược thắt chặt của họ không hiệu quả. Xét cho cùng, những gì xảy ra trên thị trường, đặc biệt là trái phiếu chính phủ, sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế rộng lớn hơn.
Với việc thị trường định giá việc cắt giảm lãi suất của Mỹ và Châu Âu vào cuối năm, các ngân hàng trung ương đã nhận thức quá rõ về thách thức truyền thông mà họ phải đối mặt.
Số lần tăng và giảm chính sách lãi suất của các nền kinh tế phát triển.
Tham khảo: Refinitiv