BRICS mạnh cỡ nào: Tiết lộ hàng loạt con số ‘đáng gờm’ của nhóm 5 quốc gia đang khiến phương Tây đứng ngồi không yên

Nhất Lưu | 11:36 15/06/2023

Phương Tây cần “bật nút cảnh giác” ngay bây giờ trước nhóm 5 quốc gia này.

BRICS mạnh cỡ nào: Tiết lộ hàng loạt con số ‘đáng gờm’ của nhóm 5 quốc gia đang khiến phương Tây đứng ngồi không yên

BRICS là tên gọi của nhóm các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi. Ban đầu, các chuyên gia của Goldman Sachs sử dụng tên gọi BRICS để thu hút sự chú ý của những nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại, cái tên “BRICS” đã thực sự có tầm ảnh hưởng quy mô lớn khiến phương Tây phải “dè chừng”. 

Tờ Xinhua News nhận định, BRICS chiếm 18% thương mại hàng hóa toàn cầu, 25% đầu tư nước ngoài và nắm giữ 23% nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, 5 quốc gia này đã hình thành nên một lực lượng quan trọng của nền kinh tế thế giới. 

Tiết lộ những con số “đáng gờm” của BRICS 

Dân số

Với lợi thế có Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia đông dân nhất thế giới - tổng dân số của BRICS ước tính ở mức hơn 3,24 tỷ người - chiếm hơn 40% dân số toàn cầu. Con số này “áp đảo” mức 750 triệu người (ước tính) của các nước G7 (Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Italy, Đức và Nhật Bản). 

Bên cạnh đó, mặc dù nhóm các nước BRICS được coi là 5 nền kinh tế mới nổi hàng đầu nhưng các quốc gia thành viên đang ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học và có mức độ phát triển dân số không giống nhau. Ví dụ, vừa qua, Ấn Độ đã “đánh bại” Trung Quốc và trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. 

Có thể nói, việc dân số ngày càng tăng đã tạo ra thêm nhiều cơ hội cho quốc gia đó. Từ năm 2000 đến năm 2026, dân số của các quốc gia BRICS dự kiến ​​sẽ tăng thêm 625 triệu người, phần lớn trong số này sẽ tập trung ở Ấn Độ và Trung Quốc. 

screenshot-2023-06-14-151501.png

Trung Quốc hay còn gọi là "công xưởng của thế giới" đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu. Ngoài ra, dân số đông đúc có thể tạo ra một lực lượng lao động mạnh mẽ, từ đó hỗ trợ kinh tế và phát triển đa ngành.

GDP

Theo Statista, vào năm 2022, khối BRICS có tổng GDP đạt hơn 26,03 nghìn tỷ USD - cao hơn một chút so với Mỹ. Trung Quốc liên tục là nền kinh tế lớn nhất của khối này. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. 

screenshot-2023-06-14-150524.png

Tuy nhiên, nhiều người còn dự đoán rằng trong tương lai GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi đó, một số lại ước tính Ấn Độ cũng là một quốc gia “đáng gờm” vào giữa thế kỷ này. 

Theo nhận định của Statista, các cường quốc truyền thống trong nhóm G7 đã chứng kiến ​​tầm ảnh hưởng quốc tế của mình có phần suy yếu trong những thập kỷ gần đây. 

Dữ liệu từ Acorn Macro Consulting cho thấy 5 quốc gia BRICS đóng góp gần 31,5% GDP toàn cầu - cao hơn mức 30,7% của các nước G7. Thậm chí, một số dự đoán còn chỉ ra nhóm BRICS có thể đóng góp hơn 50% GDP toàn cầu vào năm 2030. 

screenshot-2023-06-14-152309.png

Xuất khẩu hàng hóa 

Kể từ năm 2000, Trung Quốc liên tục là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất trong số các nước BRICS. Năm 2000, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối BRICS là 50%. Nhưng vào năm 2020, tỷ lệ này đã tăng lên 74%. 

Nga vẫn luôn duy trì vị trí số 2 còn Nam Phi là nước có tỷ trọng nhỏ nhất. Trong khi Ấn Độ đã vượt qua Brazil vào năm 2009.

Theo thống kê, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt khoảng 3,3 nghìn tỷ USD và trở thành nước xuất khẩu số 1 trên thế giới. Năm 2022, con số này đã tăng lên 3,59 nghìn tỷ USD - cao hơn 7% so với một năm trước đó. 

screenshot-2023-06-14-154112.png

So sánh với Mỹ, quốc gia này đã xuất khẩu hơn 3 nghìn tỷ USD vào năm 2022 và khoảng hơn 2,56 nghìn tỷ USD vào năm 2021. 

Mức độ đô thị hóa 

So sánh dữ liệu chung vào năm 2021, các nước nhóm BRICS có tốc độ đô thị hóa tốt. 

screenshot-2023-06-14-155505.png

Năm 2021, tỷ lệ dân số thành thị ở Nga gần như không thay đổi ở mức khoảng 74,93%. Tuy nhiên, đây là mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2021.

Trong khi đó, theo số liệu năm 2021, khoảng 1/3 tổng dân số ở Ấn Độ sinh sống ở các thành phố. Trong thập kỷ qua, tỷ lệ tăng gần 4%.  Điều đó khẳng định một lượng lớn người dân nước này đã rời khỏi các vùng nông thôn để tìm việc làm và kiếm sống ở nhiều thành phố.

Quá trình đô thị hóa đang tăng tốc khi nhiều việc làm trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin được tạo ra và khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng. 

Còn đối với Trung Quốc, vào năm 2022, khoảng 65,2% tổng dân số ở quốc gia này sống ở các thành phố. Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng đều đặn ở nước này trong những thập kỷ qua. 

Nợ chính phủ

Nợ chính phủ là hiện tượng bình thường nếu như nó nằm trong “ngưỡng” an toàn theo quy định. Tuy nhiên, nếu vượt “ngưỡng”, nợ quá lớn có thể làm mất an toàn kinh tế vĩ mô và gây bất ổn đối với thị trường tài chính.

Năm 2022, Trung Quốc có nợ ở mức 13,7 nghìn tỷ USD, Ấn Độ là 2,7 nghìn tỷ USD, Nga nợ khoảng 365 tỷ USD và Nam Phi là 261 tỷ USD. Trong khi đó, Mỹ nợ khoảng 30,9 nghìn tỷ USD còn Nhật Bản là 10,8 nghìn tỷ USD. 

ty-le-no-so-voi-tong-san-pham-quoc-noi.png

Chưa hết, theo thống kê 2022, 4 nước công nghiệp mới nổi có tỷ lệ nợ so với tổng sản phẩm quốc nội cao nhất đều nằm trong nhóm G7: Nhật Bản, Mỹ, Pháp và Anh. Nhóm BRICS có tỷ lệ thấp hơn. 

Tổng hợp







(0) Bình luận
BRICS mạnh cỡ nào: Tiết lộ hàng loạt con số ‘đáng gờm’ của nhóm 5 quốc gia đang khiến phương Tây đứng ngồi không yên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO