Brazil, Mỹ là 'ông trùm' nhưng Campuchia mới đang là 'bạn hàng' tiềm năng ở mặt hàng này: Việt Nam tăng nhập gần 3.000%, mua bao nhiêu cũng không đủ

Khánh Vy | 21:33 28/04/2024

Việt Nam tiêu thụ mặt hàng này 2 triệu tấn/năm.

Brazil, Mỹ là 'ông trùm' nhưng Campuchia mới đang là 'bạn hàng' tiềm năng ở mặt hàng này: Việt Nam tăng nhập gần 3.000%, mua bao nhiêu cũng không đủ

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 539.997 tấn, trị giá gần 296,62 triệu USD, giá trung bình 549,3 USD/tấn, tăng 8,3% về lượng, nhưng giảm 14,4% kim ngạch và giảm 21% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 3/2024 đạt 200.868 tấn, tương đương 103,58 triệu USD, giá trung bình 515,6 USD/tấn, tăng 58,3% về lượng và tăng 46% kim ngạch so với tháng 2/2024, nhưng giá giảm 7,8%; so với tháng 3/2023 tăng 2,1% về lượng, nhưng giảm 22,3% về kim ngạch và giảm 23,9% về giá.

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm gần 50,7% trong tổng lượng và chiếm 49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 273.766 tấn, tương đương gần 145,19 triệu USD, giá 530,3 USD/tấn, tăng 102,7% về lượng, tăng 58,6% kim ngạch nhưng giảm 21,8% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023.

Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ, trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 233.249 tấn, tương đương 130,8 triệu USD, giá 560,8 USD/tấn, chiếm trên 43,2% trong tổng lượng và chiếm 44,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 29,3% về lượng, giảm 43,2% về kim ngạch và giá giảm 19,7% so với 3 tháng đầu năm 2023.

Tiếp đến thị trường Canada 3 tháng đầu năm 2024 đạt 27.462 tấn, tương đương 17,05 triệu USD, giá 620,8 USD/tấn, chiếm 5,1% trong tổng lượng và chiếm 5,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 1,3% về lượng, nhưng giảm 14,7% về kim ngạch và giá giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số tất cả các thị trường, Việt Nam đang tích cực nhập khẩu đậu tương từ Campuchia trong những tháng qua.

Cụ thể, nhập khẩu từ thị trường Campuchia trong tháng 3/2024 đạt 1.319 tấn, tương đương 952,6 nghìn USD, tăng mạnh 2.538% về lượng, tăng 2.281% về kim ngạch so với tháng 3/2023.

Tính chung 3 tháng, Việt Nam chi 1,72 triệu USD để nhập khẩu 2.393 tấn đậu tương, tăng 786,3% về lượng và tăng 715,54% về giá trị.

Giá nhập khẩu bình quân đạt 720 USD/tấn, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đậu tương là nguyên liệu đầu vào rất khó thay thế trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi - một trong những ngành sản xuất thiết yếu tại Việt Nam. Các chuyên gia dự báo nhập khẩu đậu tương của Việt Nam sẽ tăng trưởng đều đặn từ 3-5% mỗi năm.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nhóm đậu tương đóng vai trò dẫn dắt xu hướng trên thị trường nông sản.

Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, doanh số bán đậu tương niên vụ 23/24 của Mỹ trong tuần 5/4 - 11/4 đạt 485.795 tấn, tăng 59,1% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, kể từ đầu niên vụ 2023-2024 đến 11/4, lũy kế bán đậu tương của Mỹ mới chỉ đạt hơn 41 triệu tấn, giảm 18% so với cùng kì niên vụ trước. Điều này phản ánh hoạt động xuất khẩu của Mỹ vẫn đang đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn từ nguồn cung của Brazil.  

Bên cạnh đó, trong một báo cáo mới đây, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) duy trì dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2024-2025 trên toàn cầu ở mức 413 triệu tấn, tăng 23 triệu tấn từ niên vụ hiện tại. Triển vọng nguồn cung dự kiến được mở rộng trong niên vụ tới càng gây sức ép mạnh lên giá đậu tương.

Đối với nguồn cung Nam Mỹ, theo Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE), tính đến cuối tuần trước, nông dân tại Argentina đã thu hoạch 10,6% diện tích đậu tương, tăng 8,7% so với tuần trước đó. Hơn nữa, tỷ lệ đậu tương đạt chất lượng tốt đến tuyệt vời là 30%, vượt xa so với mức 3% được ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái. Những tín hiệu tích cực này đã phần nào xoa dịu lo ngại của thị trường về sự thắt chặt nguồn cung.


(0) Bình luận
Brazil, Mỹ là 'ông trùm' nhưng Campuchia mới đang là 'bạn hàng' tiềm năng ở mặt hàng này: Việt Nam tăng nhập gần 3.000%, mua bao nhiêu cũng không đủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO