Nguồn tin của Bloomberg cho biết thêm, Binance cũng đang đánh giá lại các khoản đầu tư vốn mạo hiểm ở Mỹ và sẽ xem xét hủy niêm yết các mã thông báo khỏi bất kỳ dự án nào có trụ sở tại nước này, bao gồm cả stablecoin USD Coin.
Binance Holdings cũng đang đánh giá lại các khoản đầu tư vốn mạo hiểm ở Mỹ và sẽ xem xét hủy niêm yết các mã thông báo khỏi bất kỳ dự án nào có trụ sở tại nước này, bao gồm cả stablecoin USD Coin.
Trước đấy, CEO Changpeng Zhao cũng đăng tải trên Twitter rằng: "Hiện tại, chúng tôi đã rút lại một số khoản đầu tư tiềm năng hoặc đấu thầu vào các công ty phá sản ở Mỹ". Nhiều người đã liên kết tuyên bố này trực tiếp đến Voyager, nền tảng đầu tư crypto đã được đồng ý bán lại trước đó cho Binance US với tổng giá trị 1 tỷ USD.
Ngày 17/2, CEO Binance cũng đã lên tiếng đính chính thông tin về việc hủy niêm yết các dự án tiền điện tử ở Mỹ là sai.
Người phát ngôn của Binance cho biết: "Giống như mọi công ty blockchain khác, chúng tôi đang tiến hành phân tích lợi ích chi phí một cách cẩn thận và sẽ điều chỉnh các hoạt động kinh doanh khi cần thiết để bảo vệ người dùng trên toàn cầu".
Binance đã tự tuyên bố mình là một sàn giao dịch tương đối bình yên sau mùa đông tiền điện tử. Theo dữ liệu của CryptoCompare, tháng 1, Binance chiếm 55% tổng số giao dịch tiền điện tử giao dịch trên thế giới.
Tin tức về việc Binance có thể bỏ các đối tác Mỹ xuất hiện sau khi hãng tin Reuters đưa tin rằng, sàn giao dịch Binance đã bí mật chuyển hơn 400 triệu USD cho một công ty thương mại Merit Peak. Đây là công ty do chính tỷ phú Changpeng Zhao quản lý.
Khi được hỏi, đại diện của Binance chỉ nói đây là "thông tin cũ" và khẳng định Merit Peak không cung cấp bất kỳ dịch vụ nào trên nền tảng Binance.US. CEO Changpeng Zhao và đại diện Merit Peak cũng không đưa ra bình luận gì về việc này.
Theo các nhà phân tích, thông tin bất lợi liên quan tới Binance không có dấu hiệu dừng lại trong thời gian tới.
Công ty bắt đầu bị Bộ Tư pháp Mỹ đưa vào tầm ngắm từ 2018, liên quan đến cáo buộc vi phạm luật chống rửa tiền. Tháng 3/2021, Mỹ tiếp tục xem xét hồ sơ về việc liệu Binance có cung cấp các công cụ phái sinh tiền điện tử mà không đăng ký với cơ quan quản lý hay không.
Đến tháng 12/2022, khủng hoảng ở Binance bắt đầu khi có báo cáo đưa ra về các tài khoản dự trữ không minh bạch. Người dùng vội vã rút hàng trăm triệu USD khỏi sàn giao dịch.
Theo Forbes, tính đến ngày 10/1, Binance đã bị rút khoảng 12 tỷ USD trong vòng 60 ngày, tương đương với 24% giá trị ròng tại thời điểm đó. Nhiều chuyên gia đánh giá tình hình tài chính của Biannce được nhận định có nhiều điểm tương đồng với FTX trước khi phá sản.
Cuối tháng 1, Binance thừa nhận để lẫn tiền của khách hàng với tài sản đảm bảo của công ty. Đại diện Binance cho biết: "Binance 8 là một ví lạnh của sàn. Trước đây đã có sai sót dẫn đến việc tài sản thế chấp đã được chuyển vào đây và được đề cập trên danh sách địa chỉ bảo chứng cho B-Token. Binance đã nắm được thông tin về sai sót này và đang trong quá trình chuyển tài sản về ví riêng biệt".
Tuy nhiên, chưa rõ thời điểm chính xác mà sàn đã phát hiện việc trộn lẫn tiền và liệu tình trạng này đã xảy ra bao lâu. Người phát ngôn của Binance tuyên bố sàn vẫn đảm bảo nắm giữ 1:1 tài sản của người dùng.
Ngày 13/2, công ty Paxos thông báo chấm dứt mối quan hệ với Binance và ngừng phát hành đồng Binance USD (BUSD), một đồng tiền ảo có liên quan tới Binance từ ngày 21/2, theo yêu cầu từ Sở Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS). Sau thông báo này, gần 3 tỷ USD đã bị rút khỏi sàn giao dịch tiền điện tử Binance trong vòng 24 giờ.
Sự bất ổn đang khiến niềm tin của cộng đồng vào Binance bị xói mòn. Nhiều người đang tìm cách chuyển các tài sản của mình khỏi sàn giao dịch do lo ngại một cú sập tương tự FTX có thể đến bất kỳ lúc nào.
Tham khảo: Bloomberg