Báu vật 'nhà trồng được' của Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng hơn 800%, nước ta chớp cơ hội vàng chi gần 200 triệu USD gom hàng giá rẻ

Như Quỳnh | 06:00 25/09/2024

Lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Ukraine đã tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm trước.

Báu vật 'nhà trồng được' của Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng hơn 800%, nước ta chớp cơ hội vàng chi gần 200 triệu USD gom hàng giá rẻ
Ảnh minh họa

Một loại lương thực quan trọng của thế giới tuy nhiên Việt Nam chưa tự chủ được nguồn cung mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu là mặt hàng lúa mì.

Mỗi năm nước ta chi hàng tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này với khoảng 75% lúa mì nhập khẩu được xay làm bột mì để chế biến các loại thực phẩm quen thuộc như: mì ăn liền, bột các loại, bánh mì, bánh ngọt,… để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu lúa mì về Việt Nam trong tháng 8 đạt hơn 269.000 tấn với trị giá hơn 73 triệu USD, giảm 14,8% về lượng và giảm 20,7% về kim ngạch.

Lũy kế trong 8 tháng đầu năm lượng nhập khẩu đạt hơn 3,7 triệu tấn, vượt mốc 1 tỷ USD, tăng mạnh 20% về lượng nhưng giảm 5,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của mức biến động trái chiều này là do giá lúa mì giảm 16% so với 8T/2023, đạt 271 USD/tấn.

c2.png

Xét về thị trường, Brazil là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam với 1,13 triệu tấn, tương đương hơn 293 triệu USD, tăng mạnh 348% về lượng và tăng 205% về kim ngạch. Riêng tháng 8 thị trường này không cung cấp lúa mì đến Việt Nam. Giá bình quân trong 8T là 249 USD/tấn, giảm đến 32% so với cùng kỳ.

Úc là nhà cung cấp lúa mì lớn thứ 2 của Việt Nam với hơn 782.000 tấn, tương đương hơn 241 triệu USD, giảm 65,4% về lượng và giảm 69% kim ngạch so với cùng kỳ. Giá ghi nhận xu hướng giảm tương tự Brazil với 241 USD/tấn, tương ứng mức giảm 10%.

Đáng chú ý, một thị trường đã vươn lên trở thành nhà cung cấp lớn thứ 3 của Việt Nam, đồng thời chứng kiến mức tăng mạnh nhất trong số các thị trường là Ukraine với hơn 736.000 tấn, tương đương hơn 190 triệu USD, tăng mạnh 808% về lượng và tăng 729% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

c1.png

Đáng nói là giá nhập khẩu từ thị trường này cũng ghi nhận mức giảm 8%, đạt 258 USD/tấn.

Trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, quốc gia này là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 5 của thế giới, chiếm 10% tổng nguồn cung của toàn cầu. Ngoài ra, Ukraine là một trong ba nhà xuất khẩu lúa mạch, bắp, dầu hạt cải hàng đầu thế giới; là nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất (chiếm 46% lượng xuất khẩu trên toàn cầu).

Từ đầu vụ đến nay (tính theo niên vụ 2023-2024 từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024), xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã tăng lên 2,56 triệu tấn - cao hơn so với mức 2 triệu tấn cùng kỳ năm trước, trích dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp Ukraine.

Theo báo cáo đầu tháng 4 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 2023-2024 dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 12,6 triệu tấn so với nhu cầu tiêu thụ. Và đây cũng là mùa vụ thứ 4 liên tiếp chứng kiến cán cân cung-cầu thâm hụt trên thị trường lúa mì.

Với việc cả lúa gạo và lúa mì đều có tăng trưởng sản lượng không theo kịp nhu cầu tiêu thụ, an ninh lương thực của thế giới vẫn đang bị đe dọa bởi tổng sản lượng lúa gạo và lúa mì chiếm 57% trong tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu.


(0) Bình luận
Báu vật 'nhà trồng được' của Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng hơn 800%, nước ta chớp cơ hội vàng chi gần 200 triệu USD gom hàng giá rẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO