9 năm trả hết 2 khoản vay mua nhà và ô tô của cặp vợ chồng Hà Nội: Bài học lớn nhất tôi nhận ra không phải là tiết kiệm mà cần học cách tiêu tiền

Lam Anh | 21:07 18/03/2024

"Cuộc sống không còn nợ nần thật thoải mái và tuyệt vời!", chị Minh (sinh năm 1986, Hà Nội) chia sẻ.

9 năm trả hết 2 khoản vay mua nhà và ô tô của cặp vợ chồng Hà Nội: Bài học lớn nhất tôi nhận ra không phải là tiết kiệm mà cần học cách tiêu tiền

Năm 2012, chị Minh kết hôn và chính thức bước vào cuộc sống gia đình. Khi đó, chị không có bất cứ khoản tiết kiệm nào ngoài số dư nho nhỏ thu được sau đám cưới.

Năm 2013, hai vợ chồng chị Minh quyết định mua căn nhà đầu tiên. Tới năm 2014 tiếp tục mua xe ô tô để thuận tiện di chuyển giữa 2 bên nội - ngoại và nơi 2 vợ chồng đang sinh sống.

"Trong 9 năm, chúng tôi đã trải qua quá trình bắt đầu từ con số 0. Hiện tại, chúng tôi có 2 căn hộ và 2 chiếc xe ô tô. Tuy không phải là những ngôi nhà và ô tô sang trọng nhưng chúng tôi rất hài lòng", chị Minh chia sẻ thêm về những tài sản hữu hình mà gia đình đang nắm giữ.

9 năm trả hết 2 khoản vay mua nhà và ô tô: Bài học lớn nhất tôi nhận ra không phải là tiết kiệm mà cần học cách tiêu tiền - Ảnh 1.

Nghĩ về bản thân 12 năm trước, chị Minh nhận thấy cả 2 vợ chồng đều có cuộc sống trưởng thành khá điển hình. Vợ chồng chị xuất thân từ nông thôn, gia đình cũng không giàu, thậm chí bị coi là nghèo. Vì thế cả 2 đã phải làm việc rất chăm chỉ để có được chỗ đứng trong thành phố:

"Giống như hàng nghìn người đã và đang cật lực "đấu tranh", tìm kiếm cơ hội để ở lại thành phố, câu chuyện của chúng tôi không có gì nổi bật, và tất nhiên những thành tựu đã đạt được cũng không có gì đáng nói. Tuy nhiên, lúc này tôi vẫn muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của mình, mong rằng nó sẽ có ích cho những người đang mắc kẹt với các khoản thanh toán tiền nhà và xe hơi hàng tháng", chị Minh nói.

1. Làm rõ vấn đề đang cần và chỉ tập trung vào kết quả

Chị Minh chia sẻ, trong 2 năm sau khi ra trường, với điều kiện gia đình và mức lương thời bấy giờ của cả 2 vợ chồng, việc mua nhà, mua ô tô ở thành phố thực sự rất khó. Tuy nhiên, cả 2 không thể sinh con mà vẫn đi ở nhà thuê, sống trong không gian chật hẹp nên đã quyết định nghiêm túc cùng nhau thực hiện "kế hoạch 5 năm đầu".

"Nội dung của kế hoạch 5 năm đầu tiên là mua nhà và sở hữu ô tô trong vòng 5 năm tiếp theo. Nhưng chúng tôi gặp vấn đề lớn nhất là KHÔNG CÓ TIỀN", chị Minh thừa nhận.

Sau khi làm rõ vấn đề,  cả 2 vợ chồng bắt đầu bật chế độ kiếm tiền điên cuồng.

"Hãy chăm chỉ và cố gắng hết sức nâng cao khả năng làm việc để cải thiện mức lương theo từng bậc, dù chậm nhưng chúng tôi không còn cách nào khác. Cả 2 vợ chồng tăng ca liên tục và sau đó nhận được một khoản tiền đáng kể. Đến thời điểm công việc đó không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, chúng tôi chọn thay đổi công việc để tăng thu nhập nhanh hơn.

Chúng tôi thực sự đã làm việc rất chăm chỉ để tiết kiệm tiền và kiểm soát từng đồng", chị Minh nói về bí quyết kiếm tiền.

"Là một nhân viên văn phòng bình thường, nếu không có cách nào tốt hơn để kiếm tiền, việc cải thiện khả năng làm việc của bạn nhanh hơn có thể là cách duy nhất để nhận được nhiều tiền hơn", chị Minh bật mí.

3 năm sau khi tốt nghiệp, vợ chồng chị Minh được tăng lương gấp đôi và có thêm 1 khoản tiết kiệm đủ để trả trước 70% tiền mua nhà: "Chồng tôi nhanh chóng đưa ra quyết định trước khi giá nhà đất tăng vọt, sau đó cả 2 lại vay tiền mua một chiếc xe ô tô 800 triệu đồng".

Tuy chỉ là 1 căn chung cư ở ngoại ô thành phố và chiếc xe ô tô đời trung, nhưng vợ chồng chị Minh rất hạnh phúc vì đến thời điểm đó, tất cả các mục tiêu của kế hoạch 5 năm đầu tiên đã đạt được.

"Nhiều người nói rằng mua nhà, mua xe đã khó. Nhưng tôi cho rằng, chỉ nghĩ thôi thì chắc chắn là khó. Nếu bạn đặt mục tiêu của mình vào thực tế và nỗ lực tiến lên từ kết quả để xác định thời điểm và cách thức thực hiện thì thực ra không phải là điều khó khăn", chị Minh nói thêm.

9 năm trả hết 2 khoản vay mua nhà và ô tô: Bài học lớn nhất tôi nhận ra không phải là tiết kiệm mà cần học cách tiêu tiền - Ảnh 2.

2. Có thể kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền, việc tích lũy của cải cần phải có kế hoạch cẩn thận

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2, vợ chồng chị Minh đặt mục tiêu mua căn nhà thứ 2. Mặc dù thu nhập tăng lên đáng kể nhưng mục tiêu này đặt vào thời điểm vừa mới sinh con và vẫn đang gánh trên vai khoản nợ mua nhà và xe ô tô thực sự là 1 thử thách.

"Thu nhập nhiều hơn nhưng cũng có nhiều khoản cần chi hơn. Chúng tôi muốn muốn tiết kiệm thì phải lập ngân sách cẩn thận", chị Minh cho biết.

Trong kinh tế học có một từ gọi là "hiệu ứng bánh cóc". Điều này có nghĩa là thói quen tiêu dùng của con người sau khi được hình thành là không thể thay đổi được, khi thu nhập tăng thì chi phí tiêu dùng dễ tăng nhưng khi thu nhập giảm thì khó hạ mức tiêu dùng.

Theo chị Minh, đây cũng là lý do tại sao nhiều người không tiết kiệm được nhiều tiền hơn mặc dù thu nhập của họ đã tăng lên: "Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong quá trình tích lũy tài chính của gia đình chúng tôi, bên cạnh quá trình làm việc chăm chỉ là duy trì thói quen tiêu dùng như ban đầu.

Để đạt được mục tiêu, gia đình chúng tôi không mua sắm xa xỉ, hiếm khi mua hàng hiệu nổi tiếng và cũng không mấy khi đi ăn ngoiaf hay giải trí. Chúng tôi lập ngân sách cẩn thận trong mọi việc mình làm và cố gắng chi tiêu từng đồng một cách khôn ngoan".

"Sau khi làm việc chăm chỉ, chúng tôi đã mua thành công căn nhà thứ hai trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2. Dù chỉ là một căn hộ nhỏ ở ngoại ô nhưng có thể cho thuê, đây cũng là một cách kiếm tiền khác của gia đình chúng tôi.

Bây giờ chúng tôi đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 của gia đình mình. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3, chúng tôi đã trả hết khoản thế chấp và khoản vay mua ô tô. Tất nhiên, sẽ có kế hoạch 5 năm lần thứ 4 và kế hoạch 5 năm lần thứ 5 rồi nhiều năm nữa. Tôi mong rằng, chúng tôi có thể sớm đạt được tự do tài chính", chị Minh chia sẻ.


(0) Bình luận
9 năm trả hết 2 khoản vay mua nhà và ô tô của cặp vợ chồng Hà Nội: Bài học lớn nhất tôi nhận ra không phải là tiết kiệm mà cần học cách tiêu tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO