Trong đó, trị giá xuất khẩu là 33,32 tỷ USD, giảm 4% (tương ứng giảm 1,39 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu là 32,47 tỷ USD, giảm 0,6% (tương ứng giảm 195 triệu USD).
Tính trong 4 tháng/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 242,43 tỷ USD, tăng 15,9% tương ứng tăng 33,21 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 122,48 tỷ USD, tăng 16,5% (tương ứng tăng 17,3 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 119,95 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 15,9 tỷ USD).
Cụ thể, trong tháng 4/2022, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 849 triệu USD. Tính trong 4 tháng/2022, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 2,53 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 45,44 tỷ USD, giảm 3,1% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 4 tháng/2022 lên 168,37 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 21,87 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này là 24,23 tỷ USD, giảm 6,2% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng/2022 của doanh nghiệp FDI lên 89,62 tỷ USD, tăng 14,1% (tương ứng tăng 11,07 tỷ USD) so với 4 tháng/2021 và chiếm 73,2% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 4/2022 là 21,2 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 4 tháng/2022 đạt 78,75 tỷ USD, tăng 15,9% (tương ứng tăng 10,79 tỷ USD) so với 4 tháng/2021, chiếm 65,7% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 4/2022 đạt thặng dư 3,03 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 4 tháng/2022 lên mức thặng dư 10,87 tỷ USD.
Về thị trường xuất nhập khẩu, trong 4 tháng/2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 157,49 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 50,71 tỷ USD, tăng 17%; châu Âu: 26,15 tỷ USD, tăng 11,5%; châu Đại Dương: 5,44 tỷ USD, tăng 30% và châu Phi: 2,64 tỷ USD, tăng 7,9% so với 4 tháng/2021.
Về xuất khẩu hàng hóa, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4/2022 là 33,32 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước. Quy mô hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong tháng giảm 1,39 tỷ USD đến từ các nhóm hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 845 triệu USD, điện thoại các loại và linh kiện giảm 755 triệu USD, giày dép các loại giảm 593 triệu USD, phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 146 triệu USD…
Tính trong 4 tháng/2022, tổng trị giá xuất khẩu đạt 122,48 tỷ USD, tăng 16,5%, tương ứng tăng 17,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: điện thoại các loại & linh kiện tăng 2,48 tỷ USD; hàng dệt may tăng 2,15 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 1,79 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 1,47 tỷ USD; hàng thủy sản 1,16 tỷ USD; giày dép các loại tăng 795 triệu USD … so với cùng kỳ năm 2021.
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính gồm điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 4/2022 đạt trị giá 5,79 tỷ USD, giảm 11,5% so với tháng trước. Tính trong 4 tháng/2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 20,66 tỷ USD, tăng 13,7% so với 4 tháng/2021. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 4,74 tỷ USD, tăng 19,7%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 4,19 tỷ USD, tăng 32,2%; sang EU(27) đạt 2,25 tỷ USD, giảm 7,6%; sang Hàn Quốc đạt 1,98 tỷ USD, tăng 33%... so với cùng kỳ năm trước.
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng đạt 4,47 tỷ USD, giảm 15,9% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2022 đạt 17,71 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 4 tháng/2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 4,47 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 3,86 tỷ USD, tăng 16,6%; sang thị trường EU(27) đạt 2,52 tỷ USD, tăng 15,2%; sang thị trường Hồng Kông đạt 1,82 tỷ USD, giảm 2,7%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 1,34 tỷ USD, giảm 2,1%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 3,72 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước. Tính trong 4 tháng/2022 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 13,68 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 4 tháng qua chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 6,01 tỷ USD, tăng 4,9%; EU (27) với 1,77 tỷ USD, tăng 10,2%; Trung Quốc với 955 triệu USD, tăng 25,8%; Hàn Quốc với 928 triệu USD, tăng 24,7%... so với 4 tháng/2021.
Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 3,15 tỷ USD, tăng 3,3% so với tháng trước và đạt trị giá cao nhất từ trước tới nay. Trong 4 tháng/2022, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 11,83 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 2,15 tỷ USD. Xuất khẩu hàng dệt may 4 tháng/2022 ghi nhận tăng mạnh sang thị trường Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu xấp xỉ 6 tỷ USD, tăng 26,8%, tương ứng tăng 1,26 tỷ USD và đóng góp 59% vào trị giá tăng xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Diễn biến xuất khẩu 4 tháng từ năm 2012 đến năm 2022 cũng cho thấy xuất khẩu nhóm hàng này sang EU cũng tăng vượt trội trong 4 tháng đầu năm nay, đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo, xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản đạt 1,05 tỷ USD, giảm 2%; sang Hàn Quốc đạt 1 tỷ USD, tăng 8,7%....
Tháng 4 là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD và là một trong 5 nhóm hàng chính có đóng góp lớn nhất vào mức tăng xuất khẩu của cả nước so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng, xuất khẩu thủy sản đạt 1,13 tỷ USD, tăng 10,8% so với tháng trước.
Tính đến hết 4 tháng/2022, xuất khẩu hàng thủy sản đạt 3,65 tỷ USD, tăng cao 46,8% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 1,16 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều tăng cao, cụ thể: sang Hoa Kỳ đạt 850 triệu USD, tăng 75%; sang Trung Quốc đạt 533 triệu USD, tăng mạnh 112%; sang Nhật Bản đạt 492 triệu USD, tăng 14%; sang EU đạt 422 triệu USD, tăng 47,3%...
Lượng xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2022 đạt hơn 157 nghìn tấn, với trị giá 362 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với tháng trước. Tính trong 4 tháng/2022, lượng cà phê xuất khẩu đạt 739 nghìn tấn, tăng 26,2% với trị giá xuất khẩu đạt 1,66 tỷ USD, tăng 57,1% so với 4 tháng/2021. Trong 4 tháng qua, xuất khẩu cà phê sang EU(27) là 311 nghìn tấn, tăng 52,3%; Nhật Bản là hơn 45 nghìn tấn, tăng 13,4%; Hoa Kỳ là hơn 41 nghìn tấn, tăng nhẹ 0,9%...
Lượng xuất khẩu gạo trong tháng 4/2022 là gần 556 nghìn tấn với trị giá 276 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và tăng 4,9% về trị giá so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2022, xuất khẩu gạo đạt 2,06 triệu tấn, tăng 4,8% với trị giá xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 4 tháng qua, xuất khẩu gạo chủ yếu sang các thị trường: Philippin với 916 nghìn tấn, tăng 28,3%; sang Trung Quốc với 297 nghìn tấn; giảm 19,6%; Bờ Biển Ngà với 213 nghìn tấn, tăng 65%...
Về nhập khẩu hàng hóa, trong tháng 4/2022 là 32,47 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6% về số tương đối và giảm 195 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng trước. Trong đó có một số nhóm hàng giảm như: xăng dầu các loại giảm 496 triệu USD, tương ứng giảm 36,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 474 triệu USD, tương ứng giảm 5,9%; hạt điều giảm 132 triệu USD, tương ứng giảm 26,1%...
Bên cạnh đó có một số nhóm hàng tăng như: than các loại tăng 261 triệu USD, tương ứng tăng 41,1%; dầu thô tăng 255 triệu USD, tương ứng tăng 36,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 227 triệu USD, tương ứng tăng 6,3%...
Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 4 tháng/2022 đạt 119,95 tỷ USD, tăng 15,3%, tương ứng tăng 15,89 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất ở các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 6,86 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 1,82 tỷ USD; than đá tăng 1,31 tỷ USD; điện thoại các loại & linh kiện tăng 1,18 tỷ USD; dầu thô tăng 845 triệu USD…
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng là 7,54 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước. Tính chung, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng/2022 đạt 29,22 tỷ USD, tăng 30,7%, tương ứng tăng 6,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 tháng/2022, nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Hàn Quốc là 8,54 tỷ USD, tăng mạnh 46,1%; từ Trung Quốc là 8,2 tỷ USD, tăng 29%; từ Đài Loan với 4,1 tỷ USD, tăng 39,1%; từ Nhật Bản với 2,37 tỷ USD, tăng 40,7%… so với cùng kỳ năm 2021.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 3,81 tỷ USD, tăng 6,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong 4 tháng/2022 lên 14,35 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 4 tháng/2022 với trị giá là 7,28 tỷ USD, giảm 2,4%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 2,3 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2%; Nhật Bản với 1,39 tỷ USD, giảm 5,9%… so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 4/2022 là 2,63 tỷ USD, tăng 8,9% (tương ứng tăng 215 triệu USD) so với tháng trước. Tính chung, lũy kế trong 4 tháng/2022, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày đạt 9,44 tỷ USD, tăng 12,4% (tương ứng tăng 1,04 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vải các loại đạt 5,05 tỷ USD, tăng 15,1%; nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 2,27 tỷ USD, tăng 6,3%; bông các loại đạt 1,22 tỷ USD, tăng 22,3%; xơ sợi dệt các loại đạt 903 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong quý I/2022 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng tới 51%, với 4,88 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện trong tháng đạt 1,85 tỷ USD, giảm 2,4% so với tháng trước. Tính trong 4 tháng/2022, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 7,38 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 4 tháng/2022, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 6,78 tỷ USD, chiếm 92% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 3,66 tỷ USD, tăng mạnh 41,5%; nhập khẩu từ Trung Quốc là 3,13 tỷ USD, tăng 5,2%… so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 4/2022, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 13.238 chiếc, tăng mạnh 28,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, trong 4 tháng/2022, Việt Nam nhập khẩu 36.989 ô tô nguyên chiếc các loại, giảm 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam đạt 30.121 chiếc, chiếm tới 81% tổng lượng ô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam và giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 4 tháng/2022 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan, Inđônêxia và Trung Quốc. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 16.752 chiếc, giảm 35,1%; nhập từ Indonexia với 11.016 chiếc, giảm 20,6% và nhập từ Trung Quốc với 5.432 chiếc, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 4/2022, lượng nhập khẩu xăng dầu là 789 nghìn tấn với trị giá là 860 triệu USD, giảm 39,6% về lượng và tăng giảm 36,6% về trị giá so với tháng trước. Tình chung trong 4 tháng/2022, Việt Nam đã nhập khẩu tới 3,42 triệu tấn xăng dầu các loại, với trị giá là 3,29 tỷ USD, tăng 20,4% về lượng và tăng 123,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong 4 tháng/2022 tăng ở thị trường Hàn Quốc, Brunây và Singapore nhưng giảm mạnh ở thị trường Malaixia và Thái Lan. Cụ thể, nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,38 triệu tấn, tăng 106,3%; Brunây là 276 nghìn tấn, tăng 198%; Singapore là 450 nghìn tấn, tăng 2,6%; trong khi đó nhập khẩu từ Malaixia là 661 nghìn tấn, giảm 42,2%; Thái Lan là 308 nghìn tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước.