Xu hướng tiêu dùng và phản ứng của doanh nghiệp
Thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023. Nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Người tiêu dùng đang điều chỉnh chi tiêu để dự phòng cho một giai đoạn đầy khó khăn phía trước khi tối đa hóa giá trị của mọi thứ và tiêu tiền khôn ngoan hơn, nhưng vẫn dành nhiều sự quan tâm cho những doanh nghiệp tạo ra tác động tích cực cho con người, xã hội và môi trường bởi người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của phát triển bền vững.
Theo chia sẻ của nhà sáng lập Công ty truyền thông GROW trên Tạp chí Forbes, tính bền vững là một trong năm xu hướng nổi bật của xu hướng tiêu dùng trong năm 2023 là việc nhận thức của người tiêu dùng đang ngày được nâng cao.
Một báo cáo cho thấy 82% người mua hàng, chiếm phần lớn trong đó là thế hệ Gen-Z, mong muốn các thương hiệu thực hiện những hoạt động bền vững và đặt con người làm ưu tiên hàng đầu.
Tại Việt Nam, một doanh nghiệp đã tương đối thành công khi nắm bắt xu hướng trên là Unilever Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp này đã phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm với chất lượng và giá cả phù hợp cho người tiêu dùng thông qua nhiều kênh phân phối như cửa hàng bán lẻ, kênh bán hàng số trực tiếp đến người tiêu dùng (digital direct-to-consumers), thương mại điện tử, bán hàng đa kênh (omni-channel)…
Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh việc đổi mới sản phẩm nhằm tạo ra những tác động tích cực hơn với con người và hành tinh, cũng như thúc đẩy một loạt các chương trình phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, với sự tham gia của các nhãn hàng theo đuổi mục tiêu bền vững. Các chương trình này tập trung vào quản lý rác thải nhựa, giảm phát thải carbon, cải thiện sức khỏe và sự hạnh phúc cho mọi người, cũng như trao quyền cho phụ nữ vì một xã hội hòa nhập.
Có thể dẫn chứng ví dụ tại mảng kinh doanh các sản phẩm chăm sóc nhà cửa của doanh nghiệp này đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chương trình Tương lai Xanh được triển khai. Chương trình này nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hiệu suất cao, và có tác động tích cực hơn đến môi trường.
Cơ hội và thách thức trong năm 2023
Thực tế cho thấy xanh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu không thể tách rời với các cam kết phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, Mô hình Kinh tế Tuần hoàn sẽ là động lực chính để công ty thực hiện mục tiêu đưa nhựa vào vòng tuần hoàn.
Tại Việt Nam, Chính phủ nghiêm túc cam kết thúc đẩy phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ đưa phát thải ròng về “0” tại COP26. Đây là động lực để các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho các giải pháp giảm thiểu khí thải carbon.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc mà khối công và tư cần phải thúc đẩy hơn nữa để hiện thực hóa những mục tiêu phát triển bền vững.
Một trong những thách thức lớn nhất chính là nhựa, và việc xây dựng vòng tuần hoàn của nhựa. Đây không chỉ là vấn đề về ý thức của người dân trong phân loại, thu gom rác thải nhựa, mà còn là vấn đề về tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống phân loại và thu gom rác thải trên toàn quốc.
Thực tế triển khai triển khai các chương trình thu gom, phân loại rác vì cộng đồng mà các doanh nghiệp đang tham gia vẫn còn nhiều thách thức. Chẳng hạn như chương trình tuyên truyền, vận động phân loại rác tại nguồn của Unilever Việt Nam, dù người dân đã nhận thức được vai trò của việc phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, mặc dù họ đã phân loại rác tại nhà, nhưng tất cả các loại rác đều được thu gom vào một thùng duy nhất sau đó - điều này chủ yếu là do sự phát triển không nhất quán của hệ thống quản lý rác thải nhựa.
Do đó, những thách thức cần được giải quyết không chỉ là nâng cao nhận thức của người dân và biến nhận thức đó thành hành động, mà còn cần thiết lập một hệ thống về phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải nhựa để đưa nhựa trở lại nền kinh tế và tạo ra một vòng tuần hoàn nhựa.
Điều này đòi hỏi sự hợp tác từ Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp để xây dựng một tương lai không có rác thải nhựa ra môi trường.
Thời gian qua, cũng đã có một số mô hình kết hợp công tư trong việc bảo vệ môi trường như mô hình Hợp tác Công - Tư do Bộ Tài nguyên & Môi trường và Unilever Việt Nam khởi xướng là một trong những sáng kiến tiên phong đặt nền tảng và tạo điều kiện hiện thực hóa tầm nhìn này.
Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta thường cho rằng phải đánh đổi giữa phát triển bền vững và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, chúng tôi có niềm tin mãnh liệt rằng mô hình kinh doanh bền vững có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh vượt trội. Người tiêu dùng có xu hướng ủng hộ và mua sản phẩm từ các thương hiệu tạo ra tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Hướng tới phát triển bền vững cũng thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường cải tiến sản phẩm không chỉ góp phần vào mục tiêu bền vững mà còn đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, về lâu dài, mô hình kinh doanh bền vững có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, điển hình là cắt giảm chi phí năng lượng. Doanh nghiệp theo đuổi mô hình phát triển bền vững sẽ tạo được động lực và niềm tin cho nhân viên của mình, duy trì và thu hút được nhân tài - đặc biệt là những người trẻ tài năng - mong muốn phát triển sự nghiệp tại các công ty có tầm nhìn và mục đích tốt đẹp, nơi họ có thể tạo ra tác động tích cực đến môi trường, xã hội và con người.”