Vừa được Bộ Xây dựng cho ý kiến về dự án trụ sở 10 năm chưa hoàn thành, VietinBank vẫn còn khối tài sản dở dang nhiều năm hơn 5.600 tỷ đồng
Lê Sáng|15:11 13/03/2023
Theo các Báo cáo tài chính công bố, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đang có khối tài sản dở dang hơn 5600 tỷ đồng là dự án VietinBank Tower vừa được Bộ Xây dựng cho ý kiến về việc điều chỉnh.
Dự án tòa nhà trụ sở chính VietinBank dở dang sau hơn 10 năm thi công tại KĐT Ciputra. Ảnh - Int
Theo Bộ Xây dựng, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng (VietinBank Tower) áp dụng theo quy định theo khoản 2, Điều 9, Nghị định số 10 ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Được biết, theo kế hoạch, dự án VietinBank Tower có tổng vốn đầu tư 10.267 tỷ đồng và được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2 gồm 2 tòa tháp. Tòa tháp thứ nhất cao 68 tầng được thiết kế và dùng làm trụ sở làm việc chính của VietinBank. Tòa tháp thứ hai cao 48 tầng là khu tổ hợp của khách sạn 5 sao, căn hộ cao cấp cho thuê.
Ban đầu, dự án VietinBank Tower dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn đang dang dở.
Thực tế cho thấy, dù không thể hiện rõ trong các Báo cáo tài chính đã soát xét được công bố nhưng có thể thấy dự án VietinBank Tower chính là dự án chiếm “trọng số” lớn nhất trong khối tài sản dở dang nhiều ngàn tỷ đồng của Vietinbank đang bị treo qua nhiều năm.
Theo báo cáo tài chính soát xét của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG-HoSE), giá trị khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang đến cuối quý II/2018 là 5.694 tỷ đồng. Đây chủ yếu là các công trình xây dựng dở dang của ngân hàng này trải dài khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó, 88,8% giá trị nằm tại các công trình ở miền Bắc.
Từ năm 2012, VietinBank ghi nhận chi tiết các khoản mục này theo vị trí vùng miền của nhóm các công trình. Còn trước đó, báo cáo của ngân hàng này nêu ra khá chi tiết số tiền đã đầu tư vào những công trình đã bỏ nhiều vốn nhất. Như thời điểm cuối năm 2011, hai dự án lớn mà VietinBank đang xây dựng dở dang khi đó là dự án trụ sở làm việc tại Ciputra và dự án Vân Canh.
Được biết, năm 2010, VietinBank đã khởi công tới 29 dự án. Trong khi dự án Vân Canh hiện đã trở thành trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng hoạt động từ tháng 9/2012, nhưng với dự ánVietinBank Tower, quá trình xây dựng đến nay vẫn đang dở dang.
Tại Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 đã kiểm toán của VietinBank, tính đến ngày 31/12/2021, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của ngân hàng này ở mức 5.567 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với mức 5.628 tỷ đồng tại thời điểm kết thức năm 2020.
Cũng theo Báo cáo tài chính nói trên, các công trình tại miềm Bắc chiếm trọng số lớn nhất với hơn 5.275 tỷ đồng tại thời điểm kết năm 2021, tăng nhẹ so với mức 5.210 tỷ đồng cuối năm 2020.
Tại Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022 đã soát xét của VietinBank, ngân hàng này cho thấy mức chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng nhẹ ở mức 5.634 tỷ đồng. Trong đó, các công trình ở khu vực miềm Bắc chiếm gần như toàn bộ hạng mục với mức hơn 5.315 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại các Báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ tự lập, VietinBank đã không thuyết minh về hạng mục Tài sản có khác vốn vẫn thể hiện hạng mục Chi phí xây dựng cơ bản dở dang như trong các Báo cáo tài chính được kiểm toán và soát xét.
VietinBank Tower - "Điểm nhấn" tại Khu độ thị Ciputra
Dự án được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2. Quy mô gồm 2 toà tháp, được liên kết với nhau bằng khối đế 7 tầng dành cho các mục đích sử dụng chung như phòng hội nghị, hội thảo, trung tâm thương mại cao cấp,…
Tháp thứ nhất cao 363m sẽ là một tòa nhà hình chữ V với 68 tầng dành cho không gian văn phòng. Các tầng đỉnh của tháp sẽ được cắt xéo tạo đỉnh hình chữ V tượng trưng cho biểu tượng VietinBank trên nền trời Hà Nội. Hai cánh của tháp sẽ hướng ra cảnh quan xung quanh và có tầm nhìn ra thành phố. Tòa tháp nhỏ hơn, dành cho không gian khách sạn và nhà ở, sẽ cao 250m và có 48 tầng.
Với chiều cao cao 363m, tháp VietinBank Tower sau khi hoàn thành sẽ là một trong những tòa nhà cao nhất Hà Nội.
Dự án VietinBank Tower đã được ĐHĐCĐ của VietinBank thông qua chủ trương tái cơ cấu, trong đó ưu tiên phương án VietinBank chuyển nhượng toàn bộ dự án và mua lại tháp 68 tầng để làm trụ sở làm việc.
Liên quan đến lịch sử dự án này, ngày 19.1.2008, VietinBank đã xin phép Ngân hàng Nhà nước lập liên doanh với Premium Aset Pte (PAP) của Singapore để xây dựng và khai thác dự án, với tỷ lệ PAP 72% và VietinBank 28%.
Để tiến hành dự án, Vietinbank đã thương thảo với Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra). Giá thuê đất ban đầu Vietinbank đề nghị là 500 USD/m2. Tuy nhiên, Ciputra không chấp nhận. Sau một thời gian tham khảo, hai bên đã thống nhất mức giá thuê đất là 1.800 USD/m2.
Ngày 2.2.2008, ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Tổng Giám đốc, đại diện Vietinbank ký hợp đồng thuê đất với Ciputra. Theo hợp đồng, diện tích đất thuê là 29.923m2, thuê trong 38 năm, tổng số tiền thuê đất mà bên thuê phải trả là 849 tỷ đồng.
Sau đó, Vietinbank có văn bản trình và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mức đóng góp vốn liên danh 50%, nhưng phía PAP xin rút khỏi dự án do khó khăn về tài chính, bởi ảnh hưởng từ khủng khoảng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 diễn ra hồi tháng 4, ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT Vietinbank cho biết, tính đến hết quý I/2021, có 29 nhà đầu tư quan tâm tới dự án Vietinbank Tower, trong đó có 21 nhà đầu tư đã ký thoả thuận bảo mật thông tin với VietinBank để tiếp cận hồ sơ và thẩm định dự án. Đã có 2 nhà đầu tư có đề xuất tài chính sơ bộ và có một số nhà đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh đang tích cực thẩm định để sớm đưa ra đề xuất tài chính.
Tháng 6.2021, Vietinbank ra thông báo mời thầu đầu tư cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tài chính và quan tâm đến dự án gửi bản đăng ký quan tâm; đồng thời đến làm việc để được cung cấp thông tin, nhằm phục vụ việc thẩm định đầu tư và tham gia vào các giai đoạn tiếp theo của quá trình tái cơ cấu dự án.
Theo Bộ Xây dựng, Vietinbank vừa có văn bản đề nghị hướng dẫn nội dung liên quan đến việc điều chỉnh dự án VietinBank Tower mà Bộ này đã có ý kiến trả lời trước đó.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Hệ thống giao thông kết nối Đà Lạt với các trung tâm lớn xung quanh được đầu tư hàng tỷ USD, mở ra cơ hội phát triển ngoạn mục cho thành phố đặc biệt nhất châu Á.
Lời cảnh báo của các chiến lược gia Phố Wall đang khiến triển vọng của thị trường chứng khoán Mỹ ngày càng ảm đạm, trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang leo thang.
Sau giai đoạn "lãi bằng lần" từ thị trường chung cư, biệt thự tại Hà Nội, các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) đang ráo riết tìm kiếm cơ hội mới để tiếp tục gia tăng lợi nhuận. Trong bối cảnh đó, Đà Nẵng nổi lên như một "ngôi sao sáng", thu hút làn sóng quan tâm mạnh mẽ nhờ loạt hạ tầng tỷ đô, chính sách đặc thù và đặc biệt là mức giá chững lại suốt vài năm qua.
Ngày càng thu hút đông đảo người dùng, tài khoản Siêu Lợi Suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang khẳng định vị thế là giải pháp tài chính vượt trội, mang lại giá trị cho khách hàng ở mọi phân khúc. Với lợi suất cao bậc nhất hiện nay cùng tính năng linh hoạt, sản phẩm đã chinh phục hàng trăm ngàn khách hàng chỉ sau 1 tháng ra mắt, trong đó có nghệ sĩ Trấn Thành.
Trải qua 2 lần thất bại, Cake by VPBank mới được hình thành vào đầu năm 2021. Chỉ sau 3 năm Cake đã trở thành ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam có lãi trong năm 2024 và được vinh danh “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam” đầu năm nay.
FTSE Russell ghi nhận cam kết liên tục của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam trong việc theo đuổi nhiều cải cách quy định để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế, bao gồm nâng cấp nền tảng giao dịch chính.
Theo SGI Capital, những lúc tương lai bất định, triển vọng tối tăm cũng đồng thời là thời điểm tốt để sở hữu cổ phiếu bởi nhu cầu bán tháo chuyển qua phòng thủ sẽ khiến mặt bằng định giá của mọi cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, tăng hiệu quả đầu tư trong dài hạn.