Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đàm phán với ông Donald Trump, Elon Musk cùng loạt tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ: Thêm nhiều deal lớn?

Bảo Trâm | 22:27 12/01/2025

Hiện tại, Vietjet đang có những thoả thuận chiến lược với những tập đoàn hàng đầu như Boeing, GE, CFM, Pratt & Whitney, Honeywell… với tổng giá trị gần 50 tỷ USD.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đàm phán với ông Donald Trump, Elon Musk cùng loạt tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ: Thêm nhiều deal lớn?

Từ ngày 9/1 đến 11/1/2015, đoàn lãnh đạo cấp cao Vietjet đã có chuyến đi thăm Mỹ để gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới. Trong đoàn có cả tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Vietjet.

Đoàn lãnh đạo đã đến Miami trên chuyến bay đầu tiên của Vietjet tới Mỹ. 

Theo thông tin từ Vietjet, hãng này đang có những thoả thuận chiến lược với những tập đoàn hàng đầu như Boeing, GE, CFM, Pratt & Whitney, Honeywell… với tổng giá trị gần 50 tỷ USD. Bên cạnh đó các hợp tác trị giá khoảng 14 tỷ USD cũng đang được thảo luận. 

Bên cạnh đó, Vietjet còn hợp tác với các tập đoàn công nghệ như Microsoft, Amazon Web Service, Apple, Google… Vietjet cũng đang đàm phán với SpaceX của tỷ phú Elon Musk và một số nhà cung cấp giải pháp công nghệ internet trên tàu bay để phục vụ đội máy bay hàng trăm chiếc.

avatar1736691896222-17366918966101312708995-243-0-693-720-crop-17366919094901113436765.png
Hình ảnh tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo gặp ông Donald Trump. 

Có thể nói, những thương vụ tỷ đô của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng như Vietjet đã và đang đóng góp vào việc cân bằng thương mại với Mỹ, tránh việc Việt Nam bị nước này đưa vào danh sách theo dõi, giám sát.

Năm 2023, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt 83,2 tỷ USD, giảm 12,3% so với năm 2022.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ về "Chính sách Kinh tế Vĩ mô và Tỷ giá của các Đối tác Thương mại Chính của Hoa Kỳ" trong 4 quý tính đến tháng 6/2024, Việt Nam ghi nhận mức thặng dư thương mại 113,3 tỷ USD với Mỹ (so với 32 tỷ USD năm 2016), xếp thứ ba trong số 21 đối tác thương mại chính của Mỹ, sau Trung Quốc (247 tỷ USD) và Mexico (159 tỷ USD).

Với thặng dư thương mại lớn, Việt Nam có thể chịu rủi ro bị áp mức thuế cao hơn so với các quốc gia khác. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, sản xuất, và FDI của Việt Nam. Trong trường hợp này, Chính phủ sẽ cần triển khai các biện pháp hỗ trợ mạnh để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc bị áp thuế cao hơn. Các biện pháp tiềm năng bao gồm khuyến khích nhập khẩu từ Mỹ, mở rộng thị trường xuất khẩu…

Theo các chuyên gia, một nguyên tắc căn bản trong Tổ chức Thương mại thế giới là cân bằng thương mại. Trong khi đó, nhiều năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam với Mỹ luôn duy trì thặng dư về phía Việt Nam. Đây là một việc khó chấp nhận đối với Mỹ. 

Các chuyên gia góp ý Việt Nam cần chủ động hơn trong việc kêu gọi các doanh nghiệp (DN) trong nước sử dụng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao của Mỹ. Chẳng hạn, trong ngành năng lượng, với chủ trương đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư vào điện tái tạo, DN Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn công nghệ của Mỹ - nước sản xuất công nghệ về năng lượng tái tạo lớn thứ hai, sau Trung Quốc.

Với các hợp đồng có giá trị lớn, "trách nhiệm" thu hẹp thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ hiện đang đặt lên vai ngành hàng không và lọc hoá dầu.


(0) Bình luận
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đàm phán với ông Donald Trump, Elon Musk cùng loạt tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ: Thêm nhiều deal lớn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO