Tôi quyết tâm từ giờ sẽ duy trì 4 thói quen này, đến khi 45 tuổi, nhất định sẽ được sống thảnh thơi, "ngồi không cũng ra tiền", an tâm nghỉ hưu không vướng bận

Nguyệt | 17:44 28/07/2024

Từ khi còn trẻ, tôi đã quan tâm đến quản lý tài chính và tiết kiệm tiền.

Tôi quyết tâm từ giờ sẽ duy trì 4 thói quen này, đến khi 45 tuổi, nhất định sẽ được sống thảnh thơi, "ngồi không cũng ra tiền", an tâm nghỉ hưu không vướng bận

*Dưới đây là chia sẻ của Kimberly Hamilton (Mỹ) trên CNBC Make It:

Vào năm 2012, khi vừa mới tốt nghiệp Đại học, tôi đã chuyển từ cảm giác lạc quan về tương lai sang luôn lo lắng về tiền bạc. Khi đó,  tôi mới chuyển đến Washington, DC với mức lương khởi điểm khiêm tốn, trong khi còn khoản nợ sinh viên và rất ít tiền tiết kiệm. 

Lòng tôi chùng xuống nhưng tôi đã quyết tâm cải thiện tình hình tài chính của mình. 

Trong vòng 3 năm, tôi đã trả hết các khoản nợ, và năm kế tiếp, tôi đã tăng gấp đôi thu nhâp của mình. Năm 2017, tôi đã mua được căn nhà đầu tiên trước sinh nhật lần thứ 30. Năm 2019, tôi đã thành lập công ty tư vấn tài chính để giúp những người khác xây dựng sự giàu có và tự tin hơn về tài chính của họ.

Hiện nay, ở tuổi 36, tôi đang trên đà nghỉ hưu vào năm 45 tuổi.

Sau đây là cách tôi thay đổi tư duy trong tiền bạc và thoát khỏi nỗi lo lắng về tài chính một cách triệt để.

1/ Làm giàu dần dần từ những thói quen nhỏ nhất

Việc khám phá ra máy tính lãi suất (công cụ tính số tiền bạn cần phải trả bao nhiêu tiền hàng tháng và thời gian bao lâu để trả hết nợ cho bất kỳ khoản vay nào, chẳng hạn vay thế chấp từ ngân hàng, vay tự động để mua xe hoặc đơn giản là vay tiền từ bạn bè,...) là bước ngoặt lớn với tôi. Vì chúng giúp tôi thúc đẩy quá trình tìm hiểu về tài chính của mình. Tôi trở nên hào hứng hơn với kế hoạch chuẩn bị tài chính cho những khoản đầu tư và mua nhà, nhưng tôi hiểu trước hết cần giải quyết hết nợ nần và tích luỹ tiền tiết kiệm trước.

Vào thời điểm đó, tôi kiếm được khoảng  2.492 đô la (~63 triệu đồng) mỗi tháng sau khi trừ thuế. Mặc dù tôi vẫn chưa thể đạt được tất cả mục tiêu cùng lúc, song tôi đã thay đổi một vài thói quen nhỏ để cải thiện tình hình tài chính của mình một cách chậm rãi và liên tục theo thời gian.

- Bắt đầu quan tâm tiết kiệm: Tôi sống tiết kiệm và cố gắng để dành khoảng 120  đô la/tháng (~3 triệu đồng). Bên cạnh đó, tôi còn đóng góp 4% lương của mình vào quỹ hưu trí, tức khoảng 133 đô la (~3,3 triệu đồng).

b7c7f6acdaf9bbc984ad63212859579f.jpg
Ảnh minh hoạ

- Đàm phàn tăng lương mỗi năm: Mặc dù đôi khi tôi có thể không nhận được cái gật đầu đồng tình từ sếp hoặc đạt được con số tăng lương mà tôi mong muốn, tuy nhiên tôi thường thành công trong những cuộc đàm phán của mình. Trong một vài năm qua, tôi tăng lương từ 15%-20%, từ đó kéo theo thu nhập gia tăng rất nhiều. Bốn năm sau khi nhận được công việc đầu tiên, thu nhập của tôi đã tăng gấp đôi lên 80.000 đô la/năm (~2 tỷ đồng).

- Tìm cách kiếm thêm tiền ngoài công việc văn phòng: Tôi gia tăng thu nhập bằng cách làm thêm một số công việc như mystery shopping (mua sắm bí ẩn), hoặc bán hàng trên mạng.

- Cố gắng trả hết nợ càng sớm càng tốt: Hàng tháng, dù kiếm được bao nhiêu tiền thì tôi cũng cố gắng dành một phần để thanh toán các khoản nợ của mình. Khi thu nhập gia tăng, tôi cũng tăng số tiền trả nợ lên đến 1.500 đô la/tháng (~38 triệu đồng) cho đến khi không còn nợ nần.

2. Sử dụng chế độ tự động hoá để giảm bớt căng thẳng tài chính

Tôi nhận ra, không phải nợ nần mà cảm giác không thể kiểm soát được tiền nong là nguyên nhân khiến tôi lo lắng. Vì vậy, khi tôi tự tin hơn với tiền bạc, tôi đã chuyển sang dùng các thiết bị công nghệ để giúp mình hoàn thành các mục tiêu tài chính.

Tôi đặt chế độ tự động hoá chuyển khoản tiền lương sang tài khoản tiết kiệm và trả nợ. Theo thời gian, tôi nhận ra những công nghệ này hữu ích.

Chẳng hạn chế độ tự động chuyển khoản sang tài khoản tiết kiệm giúp tôi tận hưởng lãi suất cao hơn. Khi đã không còn nợ nần, bằng công nghệ tự động hoá, tôi liền phân bổ một phần tiền lương sang tài khoản tiết kiệm mua nhà. Đây cũng là cách giúp tôi hoàn thành được mục tiêu tài chính lớn nhất, đó là mua được nhà. Vào tháng 7/2017, tôi đã mua căn nhà đầu tiên của mình ở Washington, DC bằng tiền tiết kiệm từ 10 năm trước. Đó một căn hộ một phòng ngủ, với giá 345.000 đô la (8,7 tỷ đồng).

02f93db29ecfed56fdb95c48c73acebd.jpg
Ảnh minh hoạ

3. Tránh xa lối sống xa hoa

Khi tiền lương tăng lên 6 con số, tôi còn có thu nhập khác từ kinh doanh và cho thuê bất động sản, tôi đã có thể chi nhiều hơn cho những thứ bản thân yêu thích như đi du lịch. Song tôi vẫn giữ các khoản chi tiêu khác ở mức thấp.

Ví dụ, tôi vẫn sống với bạn cùng nhà trong 2 năm ngay khi đã trả hết nợ thay vì chuyển ra sống riêng, để tiết kiệm tiền mua căn hộ đầu tiên. Và hiện tại, tôi vẫn nấu ăn hầu hết các buổi tối, không mua chiếc ô tô nào trong 10 năm.

Bên cạnh đó, tôi vẫn liên tục theo dõi biến động chi tiêu của mình để có thể tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhưng vẫn đảm bảo bản thân đủ tiền để không bị căng thẳng tài chính hàng ngày.

4. Liên tục đầu tư để "tiền đẻ ra tiền"

Năm ngoái, tôi đã đầu tư bằng hơn 45% thu nhập của mình, đây là một bước nhảy vọt so với tôi ở thời điểm chỉ có thể dành 133 đô la để đầu tư. Sau cùng, tôi cho rằng: Tất nhiên kiếm được nhiều tiền là điều hữu ích và chắc chắn có thể mang lại cảm giác an toàn, song chính những thói quen nhỏ trên mới thực sự mang lại cho tôi sự tự tin kể cả trước đây hay bây giờ. Nỗi lo lắng về tài chính của tôi đã là chuyện của quá khứ. Và với tôi, đó mới là sự tự do tài chính thực sự. 


(0) Bình luận
Tôi quyết tâm từ giờ sẽ duy trì 4 thói quen này, đến khi 45 tuổi, nhất định sẽ được sống thảnh thơi, "ngồi không cũng ra tiền", an tâm nghỉ hưu không vướng bận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO