Xu thế sử dụng hợp đồng điện tử
Trong những năm vừa qua, thương mại điện tử Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, nhảy vọt với tốc độ tăng trưởng 16-17%/năm. Các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội và các website bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp, người kinh doanh. Tuy phát triển với tốc độ đột phá, các giao dịch thương mại điện tử luôn ẩn chứa nhiều rủi ro cho cả người mua và người bán.
Hợp đồng là thành phần cơ bản trong các giao dịch thương mại. Hợp đồng điện tử được triển khai rộng rãi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại số nói riêng và hoạt động thương mại trong nước, quốc tế nói chung.
Nhìn nhận về sử dụng hợp đồng điện tử, ông Phan Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết: "Số hóa quy trình ký kết hợp đồng sẽ là nhu cầu thiết yếu trong tương lai gần. Đây chính là bước đệm để các doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu."
Thực tế, việc ký kết hợp đồng theo phương thức truyền thống (giấy tờ và chữ ký "tươi") khiến doanh nghiệp tốn không ít chi phí in ấn, vận chuyển và thời gian để ký kết hợp đồng. Hợp đồng giấy truyền thống còn khiến doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại về địa lý khi ký kết hợp đồng với đối tác ở xa, khó khăn trong việc lưu trữ và quản lý hợp đồng cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, hợp đồng điện tử có tính minh bạch cao hơn và còn đảm bảo tính bảo mật, lưu trữ an toàn và dễ dàng tìm kiếm hơn so với hợp đồng giấy truyền thống.
Về tính đa dạng, hợp đồng điện tử có thể áp dụng cho hầu hết các loại hợp đồng trên thị trường hiện nay bao gồm: Hợp đồng lao động; Hợp đồng trao đổi/ mua bán; Hợp đồng thuê khoán; Hợp đồng cung cấp dịch vụ; Hợp đồng xây dựng; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng thương mại, dịch vụ…
Trong khi hợp đồng điện tử ngày càng thông dụng, hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã được hoàn thiện. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã chỉ đạo phát triển hệ thống Trục phát triển Hợp đồng điện tử Quốc gia (CeCA.gov.vn) nhằm mục tiêu hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý, tập trung thông tin hợp đồng điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Cùng với Luật giao dịch điện tử 2005, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, Thông tư số 01/2022/TT-BCT, người dân, doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng hợp đồng điện tử với chứng thực của các đơn vị được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương (CeCA). Cơ chế chứng thực sẽ hỗ trợ bên thứ ba như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác, có thể kiểm tra, xác thực được giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.
Đảm bảo chứng thực với Hợp đồng điện tử Viettel
Số liệu tại Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số vào ngày 25/2 vừa qua cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử (đa số là bản chưa có chứng thực) đạt 50%. Có nghĩa, số hợp đồng điện tử hàng tháng sẽ rất lớn, đặt ra yêu cầu về chứng thực và quản lý các hợp đồng điện tử này.
Hiện nay, mới chỉ có ít đơn vị được cấp Giấy xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử. Trong đó, giải pháp Chứng thực Hợp đồng điện tử Viettel (vContract) là một trong số những dịch vụ sớm nhất được cấp Giấy xác nhận.
Với hệ sinh thái sản phẩm CNTT đa dạng, Viettel có khả năng cung cấp trọn bộ giải pháp từ thiết yếu đến nâng cao cho mọi khách hàng, giúp doanh nghiệp tiến tới thời kỳ "vận hành không giấy, ký số không chạm".
Trong đó, vContract là nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, vận hành không giấy tờ, ký kết mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm lên đến 90% chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ và thời gian ký kết hợp đồng.
Ông Phan Hoàng Việt cho biết, vContract do Viettel nghiên cứu và phát triển đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. Bao gồm các ưu điểm như: Triển khai giải pháp đơn giản - không cần đầu tư hạ tầng; Ký kết hợp đồng nhanh chóng, thuận tiện, cắt giảm lên đến 90% thời gian ký kết hợp đồng; Giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên đến 90% chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ hợp đồng; Thuận tiện và tránh được rủi ro trong việc quản lý và lưu trữ hợp đồng cho việc tìm kiếm, quản lý và lưu trữ hợp đồng.
Theo đó, hợp đồng ký kết trên vContract được bảo mật và an toàn đáp ứng quy định về tính toàn vẹn nội dung theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP tuân thủ các quy định của Nhà nước, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng giấy ký theo phương thức truyền thống.
Ngoài ra, Viettel cam kết sẽ triển khai nhiều chương trình ưu đãi, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển và chuyển đổi số như miễn phí khởi tạo, dùng thử miễn phí 30 ngày với 20 hợp đồng, tặng 10% số lượng hợp đồng, miễn phí data truy cập ứng dụng cho thuê bao Viettel, hay tặng đến 300 hợp đồng khi đấu nối gói combo cùng chữ ký số ViettelCA và Hóa đơn điện tử Viettel (SInvoice).
Viettel định hướng xây dựng lộ trình ứng dụng các công nghệ mới nhất AI, Blockchain hứa hẹn đem đến cho khách hàng giải pháp Chứng thực Hợp đồng điện tử đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.