Cụ thể, cuộc khảo sát của VECOM được tiến hành cho giai đoạn tháng 6 9/2021với gần 60 doanh nghiệp liên quan tới thương mại điện tử thuộc 5 lĩnh vực bao gồm: bán lẻ trực tuyến; logistics và hoàn tất đơn hàng; thanh toán; tiếp thị số; giải pháp kinh doanh số.
Theo VECOM, trong khó khăn nghiêm trọng, thương mại điện tử tiếp tục đứng vững. Trong làn sóng bùng phát dịch thứ hai, cả hai đặc điểm về người tiêu dùng và thương nhân đều rõ ràng hơn làn sóng thứ nhất.
Số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn. Thậm chí, một bộ phận người tiêu dùng đã ưu tiên mua sắm trực tuyến so với mua sắm truyền thống.
Riêng kết quả khảo sát tại 4 sàn thương mại điện tử thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam cho thấy, số lượng đơn hàng phát sinh trên sàn giai đoạn tháng 6-9/2021 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng trong khoảng từ 8% tới 50%.
Thậm chí, các đơn hàng cũng tăng từ 8% đến 10% so với kế hoạch từ đầu năm.
Cũng tại 4 sàn thương mại điện tử này cho kết quả trong giai đoạn này nhiều gian hàng mới đã được đăng ký. Đáng chú ý, trong đợt dịch thứ tư, số lượng gian hàng mới tăng lên cao hơn cả kế hoạch đặt ra từ đầu năm.
Còn kết quả khảo sát 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chuyển phát cho thấy, hầu hết đều có mức tăng trưởng đơn hàng ngang bằng hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 với mức tăng trưởng trung bình khoảng 12%.
Báo cáo chung của cuộc khảo sát cho thầy đa số doanh nghiệp vẫn lạc quan vào tiềm năng phát triển sau đợt dịch thứ tư. Có tới 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng thị trường sẽ tốt lên sau dịch.