Dầu tăng do lệch trừng phạt mới từ Mỹ
Chốt phiên, giá dầu tăng do lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và cam kết của Iraq trong việc tuân thủ thỏa thuận nguồn cung của OPEC+ làm gia tăng lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung trong ngắn hạn.
Chốt phiên, giá dầu Brent tăng 0,5% lên 74,78 USD/thùng, trong khi WTI tăng 0,4% lên 70,70 USD/thùng. Mỹ áp lệnh trừng phạt mới lên ngành dầu mỏ Iran, nhắm vào các nhà môi giới, công ty vận tải và tàu chở dầu. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu của Iran vẫn ở mức cao.
Iraq cam kết điều chỉnh sản lượng để tuân thủ hạn ngạch OPEC+ và sẽ xuất khẩu 185.000 thùng/ngày từ Kurdistan khi tuyến đường ống với Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động trở lại.
Các yếu tố có thể gây áp lực lên giá dầu gồm: tiến trình đàm phán Ukraine có thể dẫn đến việc Nga tăng xuất khẩu dầu và các biện pháp thuế quan của Mỹ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô.
Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sắp đạt được thỏa thuận khoáng sản với Ukraine và duy trì kế hoạch áp thuế đối với Canada và Mexico.
Vàng cao kỷ lục
Giá vàng đạt mức cao kỷ lục, tăng 0,4% lên 2.947,48 USD/ounce vào lúc 18h45 GMT, từng chạm 2.956,15 USD trong phiên – mức cao kỷ lục thứ 11 của năm 2025. Hợp đồng vàng tương lai Mỹ tăng 0,3% lên 2.963,20 USD.
Giá tăng là do lo ngại về kế hoạch áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump, có thể gây ra lạm phát và chiến tranh thương mại, thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn. Dòng tiền đổ vào quỹ ETF SPDR Gold Trust tăng lên 904,38 tấn – mức cao nhất kể từ 8/2023. Các nhà kinh tế kỳ vọng Fed sẽ trì hoãn cắt giảm lãi suất đến quý sau, thay vì tháng 3 như trước.Nhà đầu tư theo dõi báo cáo lạm phát PCE vào thứ Sáu, chỉ báo quan trọng cho quyết định lãi suất của Fed.
Chỉ số USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ 10/12, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Chốt phiên, giá bạc giảm 0,7% còn 32,32 USD/ounce. Bạch kim giảm 0,7% còn 962,70 USD/ounce. Palladium giảm mạnh 2,6% xuống 944,19 USD/ounce.
Đồng giảm nhẹ
Chốt phiên, giá đồng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,8% xuống 9.483 USD/tấn. Trước đó, giá đã tăng 8% từ đầu tháng nhờ kỳ vọng nhu cầu mạnh hơn từ Trung Quốc sau Tết Nguyên đán.
Nguyên nhân giá đồng giảm là do lo ngại về thuế quan của Tổng thống Trump. Ông tuyên bố sẽ áp thuế lên nhôm và đồng nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng và nhu cầu kim loại. Kho dự trữ của Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (ShFE) tăng lên 260.000 tấn từ mức 83.000 tấn đầu năm. Kho dự trữ tại các kho ngoại quan Thượng Hải tăng gấp đôi lên 33.000 tấn từ giữa tháng 1/2025.
Báo cáo của ICSG cho thấy thị trường đồng dư thừa 301.000 tấn trong năm 2024, trong khi năm 2023 bị thiếu hụt 52.000 tấn. Tồn kho đồng tại LME tăng 12% lên 267.225 tấn kể từ ngày 12/2.
Diễn biến các kim loại khác: Chốt phiên, giá nhôm giảm 1,1% còn 2.655 USD/tấn. Kẽm giảm mạnh 2,7% còn 2.848 USD/tấn. Chì giảm sâu 12% còn 1.985 USD/tấn.Thiếc giảm 1,6% còn 33.150 USD/tấn. Niken giảm 0,4% còn 15.455 USD/tấn.
Quặng sắt hạ nhiệt
Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) kết thúc chuỗi 4 ngày tăng liên tiếp, hợp đồng quặng sắt giao tháng 5 chốt phiên giảm 0,77% xuống 832,5 nhân dân tệ/tấn (114,95 USD/tấn). Hợp đồng quặng sắt tháng 3 trên Sàn giao dịch Singapore (SGX) giảm nhẹ 0,18% còn 108,3 USD/tấn.
Nguyên nhân giá giảm là do Việt Nam áp thuế tạm thời lên đến 27,83% đối với một số sản phẩm thép Trung Quốc. Mỹ áp thuế 25% đối với tất cả thép nhập khẩu, kéo theo Hàn Quốc cũng áp thuế tạm thời lên thép Trung Quốc.
Tâm lý thị trường suy yếu, chứng khoán Trung Quốc giảm do lo ngại về bản ghi nhớ mới của Tổng thống Donald Trump hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược, làm căng thẳng thương mại leo thang.Tỷ lệ sử dụng lò cao giảm tuần thứ hai liên tiếp, sản lượng gang lỏng hàng ngày giảm 0,21% xuống 2,28 triệu tấn (dữ liệu từ Mysteel), cho thấy nhu cầu quặng sắt suy yếu.
Giá thép tại sở giao dịch Thượng Hải cũng giảm. Giá thép cây (rebar) giảm 0,8%.Thép cuộn cán nóng giảm 1,24%.Thép không gỉ giảm 0,23%. Thép dây giảm 0,23%.
Ngô, đậu tương, lúa mì đều giảm
Giá ngô Mỹ giảm hơn 1% do chốt lời và dự báo thời tiết thuận lợi hơn tại Nam Mỹ.Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 5 trên CBOT giảm 9 cent xuống 4,96 USD/giạ, sau khi chạm mức cao nhất trong hơn một năm vào tuần trước (5,18-3/4 USD/giạ). Giá đậu tương và lúa mì cũng giảm, giá đậu tương tháng 5 giảm 11-1/2 cent còn 10,45-3/4 USD/giạ. Giá lúa mì tháng 5 giảm 12 cent còn 5,92 USD/giạ.
Giá ngô giảm là do các quỹ đầu tư hàng hóa đang nắm giữ vị thế mua lớn, khiến thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi hoạt động chốt lời. Thời tiết cải thiện tại Nam Mỹ giúp triển vọng mùa vụ khả quan hơn. Ngân hàng CoBank dự báo diện tích trông ngô tại Mỹ năm 2025 đạt 94,55 triệu mẫu, tăng 4% so với năm 2024.
Giá đậu tương giảm là do AgRural hạ dự báo sản lượng đậu tương Brazil xuống 168,2 triệu tấn từ 171 triệu tấn, do hạn hán tại các bang Paraná, Mato Grosso do Sul và Rio Grande do Sul.Tuy nhiên, nếu đúng, đây vẫn sẽ là vụ thu hoạch đậu tương lớn nhất từ trước đến nay của Brazil.
Đối với lúa mì, không có mối đe dọa thời tiết đáng kể nào ở Bắc Bán Cầu. Tốc độ xuất khẩu toàn cầu chậm. Nga dự báo sương giá cuối đông không gây thiệt hại lớn cho cây trồng mùa đông.
Đường cao nhất 2 tháng
Giá đường thô trên ICE chạm mức cao nhất trong hai tháng ở 21,45 cent/lb, nhưng đóng cửa giảm 1% còn 21,09 cent/lb. Nguyên nhân tăng giá là do sản lượng đường tại Ấn Độ suy giảm chỉ còn 26 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức 29 triệu tấn mùa trước do thắt chặt nguồn cung toàn cầu.
Sắp đến hạn chót hợp đồng tháng 3 (ngày 29/2), có thể dẫn đến lượng giao hàng tăng lên 1,5 - 2 triệu tấn.
Giá đường trắng giảm 1% còn 554,70 USD/tấn.
Cà phê giảm
Giá cà phê Arabica chốt phiên giảm 1,1% còn 3,848 USD/lb, tiếp tục xu hướng giảm từ mức đỉnh lịch sử 4,2995 USD/lb đầu tháng này. Nguyên nhân là do các quỹ đầu tư cắt giảm vị thế mua, trong khi nhu cầu của các nhà rang xay suy yếu. Thời tiết tại Brazil khô hạn bất thường, có thể ảnh hưởng đến mùa vụ. Giá cà phê Robusta giảm 2,9% còn 5.550 USD/tấn.
Ca cao giảm mạnh 7,2%
Chốt phiên, giá ca cao New York giảm mạnh 7,2% xuống 8.482 USD/tấn, mất 11% trong hai ngày. Nguyên nhân là do các quỹ đầu tư bán tháo, gây áp lực giảm giá. Nhu cầu yếu, trong khi sản lượng tại Bờ Biển Ngà (nhà sản xuất lớn nhất thế giới) dự báo vẫn ở mức thấp do thời tiết bất lợi. Ca cao London cũng giảm 7,1% xuống 6.879 GBP/tấn.
Cao su Malaysia biến động trái chiều
Chốt phiên, giá cao su Malaysia đóng cửa trái chiều, theo sát diễn biến thị trường khu vực trong bối cảnh lo ngại căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng. Nguyên nhân là do giá dầu thô giảm, làm giảm sức hấp dẫn của cao su tổng hợp. Đồng ringgit mạnh lên, ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Chỉ số PMI tổng hợp của Mỹ giảm từ 52,7 xuống 50,4, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu dầu và cao su.
Các yếu tố hỗ trợ bao gồm kỳ vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc. Nguồn cung cao su tự nhiên bị hạn chế do mưa lớn ở Thái Lan.
Tại Malaysia, giá cao su SMR 20 giảm 2,5 sen, còn 918,5 sen/kg. Mủ cao su (latex in bulk) tăng 1,5 sen, lên 697,5 sen/kg.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày hôm nay
