Thị trường ngày 18/2: Giá dầu, vàng và đồng giảm, quặng sắt và cao su tăng

Như Quỳnh | 07:26 18/02/2023

Giá hàng hóa nguyên liệu có sự phân hóa mạnh ở phiên cuối tuần (thứ Sáu, 17/2). Trong khi dầu tiếp tục giảm, vàng và kim loại cơ bản cũng đi xuống, thì giá quặng sắt và cao su bật tăng; nhóm nông sản, từ ngũ cốc đến cà phê, cacao, đường, dầu ăn cũng tăng.

Thị trường ngày 18/2: Giá dầu, vàng và đồng giảm, quặng sắt và cao su tăng
Ảnh minh họa

Dầu giảm 2 USD/thùng

Giá dầu giảm 2 USD/thùng vào thứ Sáu do các thương nhân lo ngại rằng các đợt tăng lãi suất trong tương lai của Mỹ có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và lo lắng về các dấu hiệu cung cấp dầu thô và nhiên liệu dồi dào.

Dầu thô Brent kết thúc phiên giảm 2,14 USD, hay 2,5%, xuống 83,00 USD/thùng, giảm 3,9% so với tuần trước. Dầu thô Trung cấp Tây Texas của Mỹ (WTI) giảm 2,15 USD, tương đương 2,7%, xuống 76,34 USD, giảm 4,2% so với thứ Sáu tuần trước.

Các nhà sản xuất dầu của Nga kỳ vọng duy trì khối lượng xuất khẩu dầu thô hiện tại, bất chấp kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của chính phủ vào tháng 3, tờ báo Vedomosti cho biết hôm thứ Sáu.

Báo cáo mới nhất về nguồn cung của Mỹ, được công bố vào thứ Tư, cho thấy tồn kho dầu thô trong tuần tính đến ngày 10 tháng 2 tăng 16,3 triệu thùng lên 471,4 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2021.

Vàng giảm

Giá vàng tăng cao hơn vào thứ Sáu nhưng vẫn đang trên đà giảm tuần thứ ba liên tiếp, chịu áp lực bởi đồng đô la mạnh và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đều tăng sau những phát mới từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khẳng định chủ trương tiếp tục thắt chặt tiền tệ.

Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.842,27 USD/ounce; sau khi trước đó có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12. Giá đã giảm 1,2% trong tuần này.

Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 4 giảm 0,1% xuống 1.850,20 USD.

Các quan chức của Fed trong tuần này cho biết ngân hàng trung ương Mỹ chắc chắn sẽ tăng lãi suất nhiều hơn so với mức tăng hồi đầu tháng 2, với việc Thống đốc Fed Michelle Bowman nhắc lại mục tiêu lạm phát 2%.

Chỉ số đồng USD tăng tuần thứ ba liên tiếp, khiến vàng thỏi trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người mua ở nước ngoài, trong khi lợi suất trái phiếu cũng tăng.

Đồng giảm

Giá đồng giảm vào thứ Sáu do kỳ vọng về lãi suất của Mỹ sẽ tiếp tục tăng củng cố đồng đô la, nhưng tính chung cả tuần, giá tăng lần đầu tiên trong bốn tuần nhờ các dấu hiệu nhu cầu của Trung Quốc phục hồi.

Hợp đồng đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên giảm 0,3% xuống 8.995 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng 1,5% trong tuần.

Giá kim loại được sử dụng trong hệ thống dây điện đã đạt mức cao nhất trong 7 tháng, là 9.550,50 USD, vào tháng 1 khi đồng USD suy yếu và các nhà đầu cơ đặt cược rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi.

Nhưng đà phục hồi đã mất đà khi đồng USD lấy lại đà tăng, khiến kim loại trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng các loại tiền tệ khác, và hàng tồn kho chất đống trong các nhà kho của Trung Quốc.

Gạo vững đến giảm

Giá gạo Thái Lan tuần này giảm do đồng baht yếu đi, trong khi gạo Ấn Độ và Việt Nam vững.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được niêm yết ở mức 460 - 465 USD/tấn, giảm so với mức 480 - 490 USD của tuần trước.

Loại gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, là Ấn Độ, được báo giá ở mức 395 USD đến 402 USD/tấn trong tuần này, không đổi so với tuần trước.

Gạo 5% tấm RI của Việt Nam được chào bán ở mức 455-460 USD/tấn, không đổi so với một tuần trước.

Ngũ cốc tăng

Giá ngô, đậu tương và lúa mì kỳ hạn của Ủy ban Thương mại Chicago nhích tăng vào thứ Sáu khi các thương nhân chốt các vị thế bán trước kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài ba ngày của Mỹ và cân nhắc triển vọng vụ mùa tương phản ở Nam Mỹ.

Sự không chắc chắn về tương lai của hành lang xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen đã củng cố các giá trị hợp đồng, trong khi đồng USD mạnh lên và giá dầu thô giảm đã hạn chế đà phục hồi.

Kết thúc phiên, giá đậu tương giao tháng 3 tăng 2 US cent lên 15,28-1/2 USD/bushel; ngô giao cùng kỳ hạn tăng 1-1/4 US cent lên 6,77-1/4 USD/bushel; lúa mì giao tháng 3 tăng 1-1/4 cent lên 7,66-1/4 USD/bushel.

Dầu cọ tăng

Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tuần và ghi nhận mức tăng hàng tuần thứ hai liên tiếp, được hỗ trợ bởi giá các loại dầu ăn đối thủ trên sàn giao dịch Đại Liên cũng tăng và đồng ringgit yếu hơn.

Hợp đồng dầu cọ giao tháng 5 tăng 1,65% lên 4.136 ringgit (933,63 USD)/tấn vào thứ Sáu, đánh dấu phiên tăng thứ 2i liên tiếp. Hợp đồng này đạt 4.170 ringgit/tấn vào đầu phiên giao dịch, mức cao nhất kể từ ngày 4/1, và tăng 5,22% trong tuần.

Dầu cọ bị ảnh hưởng bởi biến động giá của các loại dầu liên quan khi cùng nhau cạnh tranh để giành thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Cà phê, cacao tăng

Giá ca cao giao tháng 5 trên sàn London tăng 9 GBP, tương đương 0,4%, lên 2.121 GBP/tấn sau khi đạt đỉnh 2.155 GBP - mức cao nhất kể từ tháng 11/2016.

Các đại lý cho biết khả năng thiếu hụt nguồn cung trong niên vụ 2022/23 (tháng 10/tháng 9) làm gia tăng lo ngại về nguồn cung khan hiếm.

Ca cao tháng 5 trên sàn New York tăng 24 USD, tương đương 0,9%, lên 2.771 USD/tấn, tăng 6% trong tuần.

Giá cà phê arabica giao tháng 5 tăng 5,5 cent, tương đương 3,1%, lên 1,8575 USD/lb sau khi thiết lập mức cao nhất trong 3 tháng rưỡi là 1,8685 USD.

Nông dân trồng cà phê Brazil đã bán 78% sản lượng của vụ mùa hiện tại (23/2022, từ tháng 7 đến tháng 6) trước ngày 15 tháng 2, tốc độ bán chậm hơn so với thời điểm này trước đây, công ty tư vấn Safras & Mercado cho biết.

Cà phê robusta tháng 5 tăng 26 USD, tương đương 1,3%, lên 2.098 USD/tấn.

Tại Châu Á, hoạt động giao dịch tại Việt Nam vẫn trầm lắng do nguồn cung trong nước hạn chế, mặc dù người mua ủng hộ cà phê robusta của Việt Nam do nguồn cung tại Indonesia còn rất ít.

Nông dân ở Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, bán hạt cà phê với giá 43.700 đồng đến 44.500 đồng ($1,85-$1,88) một kg, cao hơn mức 42.400 đồng đến 44.000 đồng của tuần trước.

Tại Indonesia, cà phê robusta Sumatra được chào giá cao hơn 90 USD so với hợp đồng giao tháng 3 trên sàn London, giảm so với mức cộng 110 USD của uần trước do nguồn cung bắt đầu tăng dần.

Cao su bật tăng

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản tăng vào thứ Sáu, được hỗ trợ bởi đồng yên yếu đi, nhưng tính chung cả tuần giảm tuần thứ 3 liên tiếp.

Hợp đồng cao su giao tháng 7 của Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên tăng 3,5 yên, tương đương 1,6%, lên 222,3 yên (1,65 USD)/kg.

Tính chung cả tuần, hợp đồng này đã mất khoảng 1,0%.

Hợp đồng cao su SNRv1 giao tháng 5 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm 75 CNY xuống còn 12.490 CNY (1.816 USD)/tấn.

Quặng sắt tăng

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng trong phiên thứ Sáu, trong khi quặng sắt giảo dịch ở Singapore đạt mức cao nhất trong 2 tuần, do hy vọng ngày càng tăng rằng Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất – kỳ hạn tháng 5 - trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên tăng 2% lên 889,5 nhân dân tệ (129,29 USD)/tấn, duy trì mức tăng hàng tuần khoảng 3%.

Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt giao tháng 3 tăng 1,7 USD lên 126,70 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 1/2.

Thêm vào tâm trạng lạc quan, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố “chiến thắng quyết định” đối với COVID-19.

Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,4%, thép cuộn cán nóng tăng 1%, dây thép cuộn tăng 0,2% và thép không gỉ tăng 0,4%.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 18/2:

331312708_2394352037381437_5437321986364997198_n.jpg
Bài liên quan

(0) Bình luận
Thị trường ngày 18/2: Giá dầu, vàng và đồng giảm, quặng sắt và cao su tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO