Thanh tra Chính phủ: Dự án Khu du lịch Tam Chúc không chấp hành pháp luật về đất đai
Lê Sáng|17:27 28/01/2023
Theo Thanh tra Chính phủ, dự án Khu du lịch Tam Chúc do Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường làm chủ đầu tư đã không chấp hành quy định của Luật Đất đai hiện hành.
Quần thể "siêu chùa" Tam Chúc đang được đầu tư xây dựng
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam vừa ký ban hành văn bản số 161/TB-TTCP Thông báo Kết luận Thanh tra số 2211/KL-TTCP ngày 12/12/2022 về việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà Nam (giai đoạn 2012-2018).
Theo thông báo Kết luận Thanh tra (KLTT) nói trên, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm “khủng” và chuyển kết luận Thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến Khu du lịch Tam Chúc ở tỉnh Hà Nam.
Cụ thể, tại dự án Khu Du lịch Tam Chúc TTCP kết luận “Dự án Khu du lịch Tam Chúc: theo báo cáo của UBND tỉnh, dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Văn bản số 658/TTg-KTN ngày 11/5/2015. Đến thời điểm thanh tra, UBND tỉnh chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng để xác định cơ cấu sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính là không đúng quy định tại khoản 3 Điều 108 Luật đất đai năm 2013 (UBND tỉnh đã giao một phần diện tích đất cho chủ đàu tư thực hiện dự án).”
Được biết, trước đó, dự án Khu Du lịch Tam Chúc do Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận tại Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 25/12/2008.
Văn bản số 1650/QĐ-UBND ngày 14/9/2018 của UBND tỉnh Hà Nam.
Với vi phạm tại dự án Khu Du lịch Tam Chúc và một số dự án khác tại Hà Nam, TTCP kiến nghị "UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng và yêu cầu chủ đầu tư một số dự án khẩn trương hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai..., giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật."
Theo các thông tin công bố, tại Khu Du lịch Tam Chúc có 2 dự án thành phần gồm Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu Du lịch Tam Chúc và Dự án Đầu tư xây dựng Khu Du lịch Tam Chúc. Trong đó, Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu Du lịch Tam Chúc do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư. Dự án Đầu tư xây dựng Khu Du lịch Tam Chúc do Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường làm chủ đầu tư.
Tại dự án dự án hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc, TTCP cũng chỉ ra số tiền chi phí xây dựng trong dự toán phê duyệt không đúng phải giảm trừ là hơn 446 tỷ đồng.
Hà Nam đề xuất xây đô thị nghỉ dưỡng gần 1.000 ha tại "siêu chùa" Tam Chúc liên quan đến đại gia Xuân Trường
Một góc quần thể "siêu chùa" Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, thuộc dự án Khu du lịch Tam Chúc
Trước đó, vào năm 2022, UBND tỉnh Hà Nam đã có đề xuất Thủ tướng chấp thuận cho điều chỉnh quy hoạch khu du lịch quốc gia Tam Chúc theo hướng bổ sung đô thị du lịch, nghỉ dưỡng quy mô gần 1.000ha trong quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc.
Cụ thể, trong văn bản gửi tới Thủ tướng, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tỉnh Hà Nam đề xuất chấp thuận cho tỉnh được điều chỉnh phạm vi ranh giới và bổ sung chức năng trong khu du lịch quốc gia Tam Chúc - quần thể "siêu chùa" Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.
Theo đó, tỉnh Hà Nam đã đề xuất Thủ tướng cho chuyển đổi trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động du lịch thành khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng, cung cấp các dịch vụ hậu cần, các dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp. Đồng thời mở rộng quy mô khu đô thị, du lịch, sinh thái nghỉ dưỡng từ 502ha lên 952ha, tăng 450ha so với quy hoạch ban đầu.
Được biết, quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Tam Chúc đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2018. Mục tiêu của khu du lịch này đến năm 2025 đón 3,7 triệu lượt khách, doanh thu 1.100 tỉ đồng, đến năm 2030 đón 7,3 triệu lượt khách, doanh thu đạt 1.700 tỉ đồng.
Lý do điều chỉnh theo UBND tỉnh Hà Nam là quy hoạch được duyệt chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của khu du lịch quốc gia Tam Chúc. Một số khu chức năng còn thiếu, ranh giới các khu chức năng trong quy hoạch chưa thật hợp lý, các khu chức năng được duyệt chưa đồng bộ dẫn đến khó huy động nguồn lực xã hội phát triển du lịch.
Ngoài chùa Tam Chúc, đại gia Xuân Trường cũng đã đề xuất hàng loạt dự án tỷ đô trên khắp miền Bắc suốt nhiều năm qua, như khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính (Ninh Bình) với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ, Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) 15.000 tỷ, gần đây nhất là đề xuất phục dựng Phố Hiến với tổng vốn đầu tư dự kiến là 25.000 tỷ.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trong danh mục hiện tại của VanEck Vietnam ETF, cổ phiếu VIC của Vingroup đang chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 16,2 triệu cổ phiếu, chiếm 13,77% tài sản ròng của quỹ.
Khi Việt Nam dần trở thành một trong những trung tâm sản xuất mới của châu Á, ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia chỉ ra rằng các khu công nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu mới về quản lý năng lượng, giảm phát thải. Trong đó, AI là một mắt xích quan trọng để đạt mục tiêu này.
Doanh nghiệp này đã tham gia trực tiếp vào các dự án trọng điểm của Việt Nam như: Tòa nhà Quốc hội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai...
Nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng Arctic LNG 2 của Nga – một trong những dự án năng lượng trọng điểm của Điện Kremlin, đã chính thức đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thứ hai (Train 2), bất chấp các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ Mỹ và châu Âu.
Dự án được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chuyển dịch mô hình tăng trưởng của tỉnh Hưng Yên, từ công nghiệp sang phát triển đa lĩnh vực, kết hợp giữa công nghiệp, du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp.
Dự kiến hoàn thành nhà triển lãm chính chỉ sau 10 tháng, về đích toàn bộ dự án sau 10,5 tháng, Trung tâm Triển lãm Quốc gia - Vietnam National Exposition Center quy mô Top 10 thế giới không chỉ là “kỳ quan mới” của Thủ đô để chào mừng 80 năm Quốc khánh mà còn xô đổ mọi kỷ lục trong lĩnh vực xây dựng, khẳng định uy tín và năng lực triển khai vượt trội của Vingroup.
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, an ninh mạng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng đáng báo động đã được nêu ra tại tọa đàm "Mức độ trưởng thành của doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam trong việc sẵn sàng ứng phó các sự cố" do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia NCA tổ chức ngày 21/5.