Tài chính tuần qua: Nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh

Mạnh Đại | 18:13 09/02/2025

Nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh; Một ngân hàng báo lỗ gần 114 tỷ đồng trong quý 4, thu nhập bình quân nhân viên giảm về còn 18 triệu đồng/tháng; Toàn cảnh Top 10 CASA ngân hàng hiện nay; Bốn ngân hàng họp đại hội cổ đông vào tháng 2 và tháng 3, …

Tài chính tuần qua: Nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 4/2024 cho thấy nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh, trong đó, không loại trừ cả những “ông lớn” như BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB,…

Ngân hàng có nợ nhóm 5 nhiều nhất xét về quy mô tuyệt đối là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với số dư tới 19.801 tỷ đồng, tăng mạnh tới 52% trong năm qua. BIDV cũng là ngân hàng có số dư nợ xấu cao nhất hệ thống, lên tới hơn 29 nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là ngân hàng có quy mô nợ xấu có khả năng mất vốn (xét theo giá trị tuyệt đối) cao thứ 2, với 13.832 tỷ đồng, tăng 47,5% so với năm 2023. Tổng nợ xấu của Vietinbank tại thời điểm kết thúc năm 2024 là 21.473 tỷ đồng, tăng 29%.

Trong khi đó, NCB là ngân hàng nhỏ nhưng có quy mô nợ xấu nhóm 5 lớn thứ 3 ngành, lên tới 13.188 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng có quy mô nợ xấu có khả năng mất vốn lớn thứ 4, ở mức 10.292 tỷ đồng. Đây cũng là nhóm nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu (74%).

Nhiều ngân hàng ghi nhận nợ có khả năng mất vốn tăng “bằng lần” như VIB, NamAbank, LPBank, ABBank… Cụ thể, nợ có khả năng mất vốn ở VIB tăng gần 3 lần so với năm 2023 lên 6.397 tỷ đồng...

Ngoài ra, dữ liệu tài chính được công bố cũng cho thấy hàng loạt ngân hàng chứng kiến nợ nhóm 5 tăng hơn 50% còn có MB, Sacombank, ACB, MSB, OCB,...

Xem thêm tại đây

Một ngân hàng báo lỗ gần 114 tỷ đồng trong quý 4, thu nhập bình quân nhân viên giảm về còn 18 triệu đồng/tháng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank - Mã: SGB) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với mức lỗ trước thuế gần 114 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2023 lãi hơn 84 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2024, Saigonbank lãi trước thuế hơn 99 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2023 và chỉ thực hiện được 27% kế hoạch lợi nhuận đề ra.

dfdfds-1-.png

Tại thời điểm 31/12/2024, Saigonbank có 1.538 nhân sự làm việc trên toàn hệ thống, tăng 47 người so với cuối năm trước.

Trong năm 2024, ngân hàng đã dành gần 329 tỷ đồng để trả lương, thưởng cho nhân viên. Bình quân mỗi nhân viên Saigonbank có thu nhập 18 triệu đồng/tháng trong năm 2024, giảm so với mức 19 triệu đồng/tháng của năm 2023.

Xem thêm tại đây

Toàn cảnh Top 10 CASA ngân hàng hiện nay

Xét về tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi khách hàng) là cuộc rượt đuổi Top 1 đầy gay cấn của Techcombank và MB trong những năm gần đây. Cuối năm 2024, tỷ lệ CASA của MB đạt 38%, không có nhiều thay đổi so với cuối năm 2023 và cao nhất toàn ngành.

Techcombank ghi nhận tỷ lệ CASA ở mức 35,9%, giảm so với 38% của năm trước. Nguyên nhân giảm do một phần CASA được chuyển vào tài khoản Sinh lời tự động. Nếu tính cả số dư Sinh lời tự động, tiền gửi ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng thì tỷ lệ CASA của Techcombank đạt gần 41%, vượt qua MB.

image-15-.png

Vietcombank đứng thứ 3 về tỷ lệ CASA, đạt 35%, tăng 1,9 điểm % so với năm 2023. Hai ngân hàng tiếp theo đứng Top 4 và Top 5 là MSB (24,9%) và VietinBank (23,9%).

Các ngân hàng khác trong Top 10 tỷ lệ CASA còn có ACB, TPBank, BIDV, SeABank, Sacombank. Trong đó, SeABank có sự cải thiện mạnh mẽ, tăng tới 7,8 điểm % lên 18,8%.

Xem thêm tại đây

Việt Nam sắp có ngân hàng đầu tiên huy động được 2 triệu tỷ đồng tiền gửi khách hàng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với lượng tiền gửi khách hàng tính đến ngày 31/12/2024 đạt kỷ lục hơn 1,953 triệu tỷ đồng, tăng gần 248.500 tỷ đồng (tương đương 14,6%) so với hồi đầu năm. Riêng trong quý 4/2024, tiền gửi khách hàng của BIDV tăng thêm gần 79.500 tỷ đồng và là ngân hàng hút được nhiều tiền gửi nhất trong quý 4 cũng như cả năm 2024.

4167-1715184897_860x0-2-.jpg

Nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng như năm 2024, BIDV sẽ đạt được quy mô tiền gửi 2 triệu tỷ đồng ngay trong nửa đầu năm 2025 và trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đạt được cột mốc này.

Số dư tiền gửi khách hàng của BIDV hiện đứng đầu toàn ngành ngân hàng và gần bằng tổng tiền gửi của 4 ngân hàng tư nhân lớn nhất là Sacombank, ACB, Techcombank và VPBank cộng lại.

Trước đó, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đạt quy mô tài sản 100 tỷ USD. Đồng thời là nhà băng dầu tiên có dư nợ cho vay khách hàng vượt 2 triệu tỷ đồng.

Xem thêm tại đây

Bốn ngân hàng họp đại hội cổ đông vào tháng 2 và tháng 3

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã: NAB) vừa thông báo vừa thông báo 24/2 là ngày cuối cùng đăng ký tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/2/2025. Đại hội dự kiến tổ chức vào sáng ngày 28/3/2025.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) mới đây cũng đã công bố nghị quyết phê duyệt tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025.

Theo đó, đại hội dự kiến được tổ chức vào ngày 7/3/2025 tại Vietcombank Tower, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền tham dự đại bất thường dự kiến là ngày 4/2/2025.

my-bank-is-awesome.jpg

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB - Mã: VIB) cũng đã thông báo 19/2/2025 là ngày đăng ký cuối cùng tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội vào ngày 26/2/2025. Ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông thực hiện quyền dự họp và biểu quyết là 26/12/2024.

Xem thêm tại đây

Bài liên quan

(0) Bình luận
Tài chính tuần qua: Nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO