Home Credit báo lãi tăng gấp đôi, nợ phải trả “phình to” lên hơn 21.300 tỷ đồng
Theo đó, Home Credit ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc, báo lãi sau thuế đạt 474 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (211,5 tỷ đồng).
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 6,77%, con số này ở cùng kỳ năm trước là 3,22%.
Trước đó, trong năm tài chính 2022 và 2023, Home Credit lần lượt báo lãi sau thuế 1.189 tỷ đồng và 375 tỷ đồng.
Về sức khỏe tài chính, tính đến ngày 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Home Credit là 7.007 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng lên 304%, tương ứng dư nợ phải trả là hơn 21.301 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là hơn 3.500 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dư nợ phải trả của Home Credit đã “phình to” lên gần 3.100 tỷ đồng trong vòng 1 năm qua, lên hơn 21.301 tỷ đồng. Trong đó, riêng dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp này đã tăng lên gần 2.400 tỷ đồng.
Xem thêm tại đây
Công ty tín dụng tiêu dùng đầu tiên báo lỗ gần 350 tỷ đồng trong nửa đầu năm
Theo đó, Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam) tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh bết bát, báo lỗ sau thuế 347 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm này. Dù vậy, mức lỗ này vẫn giảm 45 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023, tương ứng giảm 11,5%.
Trước đó, trong năm tài chính 2022, Mirae Asset báo lãi sau thuế 127 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào năm tài chính 2023, công ty này báo lỗ kỷ lục 963 tỷ đồng.
Như vậy, trong vòng 1,5 năm qua, công ty tín dụng tiêu dùng này đã lỗ lũy kế tổng cộng 1.310 tỷ đồng.
Đáng chú ý, kết quả kinh doanh bết bát của Mirae Asset xảy đến, ngay sau khi công ty tín dụng tiêu dùng này bị nhà chức trách phát hiện mua bán dữ liệu cá nhân 150.000 người.
Về sức khỏe tài chính, tính đến ngày 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Mirae Asset là 1.397 tỷ đồng, giảm 445 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 24,2%. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 8,39 lần, tương ứng dư nợ phải trả là 11.721 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 800 tỷ đồng.
Xem thêm tại đây
Shinhan Finance báo lỗ gần trăm tỷ đồng nửa đầu năm
Trong 6 tháng đầu năm, Shinhan Finance ghi nhận kết quả kinh doanh cải thiện hơn so với cùng kỳ, báo lỗ sau thuế hơn 95 tỷ đồng, con số này ở cùng kỳ năm trước là lỗ hơn 246 tỷ đồng.
Trong BCTC gần nhất, Shinhan Finance báo lỗ sau thuế lỗ 462,7 tỷ đồng trong năm tài chính 2023.
Trước đó, công ty tín dụng tiêu dùng này luôn ghi nhận lãi ròng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Cụ thể, trong các năm tài chính 2019, 2020, 2021 và 2023 Shihan Finance lần lượt báo lãi sau thuế 359 tỷ đồng, 384 tỷ đồng, 234 tỷ đồng và 312 tỷ đồng.
Về sức khỏe tài chính, tính đến ngày 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Shinhan Finance là 2.367 tỷ đồng, giảm 11,2% so với cùng kỳ. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 3,43 lần, tương ứng dư nợ phải trả là 8.120 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 1.000 tỷ đồng.
Xem thêm tại đây
Không chỉ VietinBank, Xuyên Việt Oil còn nợ xấu hàng nghìn tỷ đồng tại nhiều ngân hàng lớn
Hiện, Xuyên Việt Oil có dư nợ gần 5.500 tỷ tại 4 ngân hàng trong nước, tất cả đều thuộc nhóm nợ xấu. Con số này chưa bao gồm nợ xấu của các công ty con của Xuyên Việt Oil tại các ngân hàng.
Dữ liệu chúng tôi có được cho thấy, đến giữa 8/2024, Xuyên Việt Oil có dư nợ gần 5.500 tỷ tại 4 ngân hàng trong nước, tất cả đều thuộc nhóm nợ xấu. Trong đó có 3 ngân hàng thuộc nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước và 1 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Con số này chưa bao gồm nợ xấu của các công ty con của Xuyên Việt Oil tại các ngân hàng.
Cụ thể, Ngân hàng VietinBank có 2 khoản cho vay Xuyên Việt Oil với giá trị lần lượt gần 815 tỷ đồng và 789 tỷ đồng.
Ngân hàng BIDV có 1 khoản cho vay tại Xuyên Việt Oil với giá trị là gần 1.365 tỷ đồng.
Một ngân hàng lớn khác cho Xuyên Việt Oil vay gần 78 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Xuyên Việt Oil còn nợ xấu khủng tại một ngân hàng tư nhân với khoản vay gần 953 tỷ đồng và 60,8 triệu USD (tương đương 1.450 tỷ đồng).
Xem thêm tại đây
Phát hành trái phiếu mới ít hơn lượng mua lại, biên lãi ròng của VIB có nguy cơ thu hẹp trong khi nợ xấu phình to
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa hút thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu mã VIBL2427002, nâng tổng giá trị trái phiếu huy động lên 3.000 tỷ đồng, ít hơn mức 4.000 tỷ đồng đã mua lại từ đầu năm đến ngày 29/8/2024.
Trong khi kết quả kinh doanh lũy kế 6 tháng đầu năm của VIB dù xuất hiện một số thách thức nhưng nhìn chung vẫn khá lạc quan thì theo SSI Research, thời gian tới, diễn biến lợi nhuận của VIB sẽ có thể chịu áp lực đi lùi do biên lãi ròng (NIM) thu hẹp và chất lượng tài sản suy giảm trong khi những thách thức từ việc xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng gia đều tăng. Theo đó, ROE thời gian tới của VIB sẽ có thể thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 30% trong năm 2022.
Cụ thể, theo SSI Research, do thanh khoản trên thị trường bất động sản vẫn còn thấp, đặc biệt là ở khu vực miền Nam cùng với áp lực cạnh tranh gay gắt có thể khiến VIB gặp phải một số thách thức trong việc xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng.
Bên cạnh đó, NIM dự kiến của VIB cũng sẽ tiếp tục chịu áp lực do lãi suất cho vay giảm trong bối cảnh lãi suất huy động đang tăng dần và chi phí tín dụng phải tiếp tục duy trì ở mức cao để đối phó với chất lượng tài sản giảm. Do đó, SSI Research đánh giá ROE dự kiến của VIB sẽ có thể dao động ở mức 18% - 19% trong các năm tới, giảm so với mức đỉnh 30% trong năm 2022.
Xem thêm tại đây
Shinhan Bank báo lãi hơn 2.500 tỷ đồng sau nửa đầu năm
Theo đó, 6 tháng đầu năm nay, Shinhan Bank ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 2.524 tỷ đồng, bằng 56% tổng lợi nhuận của cả năm tài chính 2023 (4.524 tỷ đồng).
Kết quả kinh doanh "thăng hoa" giúp Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 15,73% - cao nhất trong nhiều năm gần đây.
Trước đó, vào năm 2021, Shinhan Bank ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 2.527 tỷ đồng (ROE là 11,75%). Năm 2022, báo lãi 3.705 tỷ đồng (ROE là 14,69%). Năm tài chính 2023, báo lãi 4.524 tỷ đồng (ROE là 15,21%).
Tính đến thời điểm 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của nhà băng là 32.270 tỷ đồng, tăng 8,5% so với hồi đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 5,34 lần, tương ứng dư nợ phải trả là 172.324 tỷ đồng, tăng 29,9% (hơn 39.654 tỷ đồng). Trong đó, dư nợ trái phiếu là 7.100 tỷ đồng.
Như vậy, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2024, tổng nguồn vốn của Shinhan Bank là hơn 204.595 tỷ đồng.
Xem thêm tại đây