Sau thành công của ChatGPT, Meta là cái tên tiếp theo gia nhập cuộc đua về AI, tự tin vượt trội hơn so với các đối thủ khác

Anh Tuấn (tổng hợp) | 09:34 26/02/2023

Sự thành công vượt trội của ChatGPT đã châm ngòi cho cuộc đua AI của các ông lớn về công nghệ. Mới đây, Meta chính thức gia nhập đường đua AI, công bố phát hành của riêng mình với tên là "LLaMA".

Sau thành công của ChatGPT, Meta là cái tên tiếp theo gia nhập cuộc đua về AI, tự tin vượt trội hơn so với các đối thủ khác

Sự thành công vượt trội của ChatGPT, một chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI được Microsoft hậu thuẫn đã châm ngòi cho cuộc đua AI của các ông lớn về công nghệ.

Trước đó, Google cũng nhảy vào cuộc đua này khi ra mắt Bard AI. Mới đây, Meta chính thức gia nhập đường đua AI, công bố phát hành của riêng mình với tên là "LLaMA".

Meta cho biết ngôn ngữ mới của họ có yêu cầu sức mạnh tính toán “ít hơn nhiều” so với các ngôn ngữ trước đó, được đào tạo trên 20 ngôn ngữ, tập trung vào những ngôn ngữ có bảng chữ cái Latinh và Cyrillic.

Meta’s LLaMA, viết tắt của Large Language Model Meta AI, sẽ được cung cấp theo giấy phép phi thương mại cho các nhà nghiên cứu và các tổ chức liên kết với chính phủ, phòng thí nghiệm công nghiệp…

Meta cho biết LLaMA có thể vượt trội so với các đối thủ khi có thể kiểm tra nhiều tham số hoặc biến số hơn mà thuật toán tính đến.

Meta tuyên bố rằng LLaMA-13B, hoạt động tốt hơn mô hình GPT-3, mô hình phổ biến của OpenAI. Ngoài ra, phiên bản lớn nhất, LLaMA-65B có thể cạnh tranh với các mô hình tốt nhất như Chinchilla70B của DeepMind và PaLM 540B của Google.

Các con số trong các tên như 13B hay 65B đề cập đến hàng tỷ tham số trong mỗi mô hình. Đây là thước đo kích thước của hệ thống và ước tính sơ bộ về mức độ phức tạp của AI.

LLaMA không giống như ChatGPT hoặc Bing, không phải là một hệ thống mà bất cứ ai cũng có thể nói chuyện. Thay vào đó, nó là một công cụ nghiên cứu mà Meta để giúp các chuyên gia giải quyết các vấn đề của mô hình ngôn ngữ AI, từ sự thiên vị và tính độc hại đến xu hướng đơn giản nhằm tạo nên thông tin.

CEO Meta, Mark Zuckerberg vừa giới thiệu mô hình ngôn ngữ LLaMa, viết tắt của Large Language Model Meta AI: “Hôm nay chúng tôi cho ra mắt mô hình ngôn ngữ AI quy mô lớn mang tên LLaMa để giúp các nhà nghiên cứu cải thiện công việc của họ”.

Ông chủ của Meta cho biết: “những mô hình ngôn ngữ quy mô lớn đã tỏ rõ sự hứa hẹn trong việc tạo ra văn bản, hội thoại, tóm tắt nội dung văn bản, cũng như những nhiệm vụ phức tạp như giải quyết những định lý toán học hay dự đoán bố cục chuỗi protein”.

Tuy chia sẻ nhiều về những giải pháp đầy hữu ích của chatbot LLaMa nhưng Mark Zuckerberg vẫn chưa đề cập đến việc AI này sẽ phục vụ những nhu cầu gì. Vị CEO này chỉ chia sẻ duy nhất một điều khi công bố chatbot này là sự “cam kết với mô hình nghiên cứu mở này và chúng tôi sẽ cung cấp mô hình mới của mình cho cộng đồng nghiên cứu AI".

Tổng hợp: BI, Reuters, Gizmodo


(0) Bình luận
Sau thành công của ChatGPT, Meta là cái tên tiếp theo gia nhập cuộc đua về AI, tự tin vượt trội hơn so với các đối thủ khác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO