Sau cú bắt tay của 3 "ông lớn", giờ đây ai cũng có thể trồng rừng từ những "chiếc lá" 5.000 đồng

H.Linh | 15:37 23/10/2024

Chưa đầy 3 tháng, 18.000 cây xanh đã được trồng và hơn 27 hecta rừng đã được xanh hóa.

Sau cú bắt tay của 3 "ông lớn", giờ đây ai cũng có thể trồng rừng từ những "chiếc lá" 5.000 đồng

"Vì Một Việt Nam Xanh và Phát Triển Bền Vững" là dự án được khởi xướng năm 2024, đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Vietnam Airlines và Siêu ứng dụng MoMo và PanNature - tiên phong trong việc kết hợp công nghệ để huy động nguồn lực từ cộng đồng vào mục tiêu bảo vệ và tái sinh rừng.

Dự án cam kết trồng tổng số 30.000 cây, nhằm phục hồi 50 hecta rừng tại khu vực hành lang kết nối giữa Hòa Bình và Sơn La - nơi được mệnh danh là lá phổi xanh Tây Bắc đang chịu sự suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động phát triển của con người.

462212412_935517865281600_809282963502072236_n.jpg

Những "chiếc lá" 5.000 đồng

Việc suy giảm diện tích rừng do nạn phá rừng, khai thác gỗ trái phép và chuyển đổi mục đích sử dụng đất không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái mà còn tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân địa phương, những người có sinh kế và văn hóa gắn liền với rừng.

Trước tình hình này, việc phục hồi và tái tạo rừng không chỉ giới hạn ở việc trồng mới cây cối mà còn phải xây dựng lại một hệ sinh thái đầy đủ, từ vi sinh vật đến thực vật lớn, từ đất đai đến khí hậu và thủy văn.

Nhận thức rõ những thách thức này, đặc biệt tại dải rừng Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) tiếp nối với rừng tại huyện Vân Hồ (Sơn La) đang bị phân mảnh nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và môi trường sống của nhiều loài động vật, việc trồng rừng phải vượt qua nhiều khó khăn do địa hình đồi núi, yêu cầu kỹ thuật cao; dự án "Vì Một Việt Nam Xanh và Phát Triển Bền Vững" ra đời như một lời giải cho bài toán “vá rừng”, “tái sinh rừng”, tạo hành lang xanh kết nối giữa Hòa Bình và Sơn La, đồng thời tạo kế sinh nhai cho người dân bản địa.

Bước đầu tiên quan trọng của dự án là phục hồi 50 ha rừng trong năm 2024 với hơn 30.000 cây bản địa.

Mục tiêu dài hạn là có thể hướng tới phục hồi 500 ha rừng ở Hòa Bình và Sơn La trước năm 2032.

Dự án cũng hy vọng có thể tạo ra những thay đổi tích cực, nâng cao sinh kế cho các cộng đồng sống gần rừng thông qua thúc đẩy các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm thiên nhiên và văn hóa địa phương.

Để triển khai dự án, Vietnam Airlines, MoMo và PanNature đã bắt tay, tạo thành thế kiềng 3 chân vô cùng vững chắc, tận dụng toàn bộ nguồn lực khi triển khai dự án: Vietnam Airlines đóng vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng và huy động nguồn lực thông qua mạng lưới khách hàng rộng lớn của mình.

MoMo, với nền tảng tài chính và công nghệ, giúp quy trình đóng góp trở nên thuận tiện và minh bạch, khuyến khích cộng đồng tham gia vào dự án thông qua các giao dịch tài chính.

PanNature, tổ chức bảo tồn có kinh nghiệm 20 năm, đảm nhận việc triển khai thực tiễn các hoạt động phục hồi rừng bằng cách áp dụng các giải pháp khoa học và kỹ thuật phù hợp.

Theo đó, Vietnam Airlines và MoMo cùng trích doanh thu 5.000 đồng - tương đương 1 chiếc “Lá” - từ mỗi giao dịch mua vé máy bay Vietnam Airlines trị giá trên 2 triệu đồng, góp vào Dự án triển khai chương trình phục hồi rừng trong năm 2024.

Hàng triệu người dùng MoMo trên toàn quốc có thể tham gia dự án bằng cách mua vé Vietnam Airlines trên MoMo; hoặc thanh toán vé máy bay bằng MoMo trên website/ ứng dụng Vietnam Airlines, tạo nên sự gắn kết và thể hiện trách nhiệm xã hội của cả doanh nghiệp và khách hàng.

Với hoạt động này, doanh nghiệp đóng vai trò hỗ trợ tài chính, còn PanNature với chuyên môn và kinh nghiệm sẽ là cầu nối, làm việc với chính quyền cùng cộng đồng địa phương tổ chức thiết kế và triển khai hoạt động phục hồi rừng.

462001152_935517328614987_7793840045484388053_n.jpg
Dự án có mục  tiêu phục hồi 50 ha rừng trong năm 2024 với hơn 30.000 cây bản địa.

Những con số biết nói

"Vì Một Việt Nam Xanh và Phát Triển Bền Vững" khởi động từ tháng 6/2024, đã phục hồi được một diện tích rừng lớn và đặc thù, giúp phủ xanh đại ngàn Tây Bắc.

Đến tháng 8/2024, chỉ chưa đầy 3 tháng, 18.000 cây xanh và hơn 27 hecta rừng đã được xanh hóa. Ngay trong đợt đầu tiên, 16.000 cây đã phủ lấp trên diện tích 24 hecta tại Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Cùng thời gian này, cộng đồng tại xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) cũng tiếp tục phủ xanh 3 hecta tại khu vực hành lang nối dài với Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò. Tổng diện tích phục hồi cả hai địa bàn là 27 hecta với 18.000 cây bản địa. 

462118182_935517538614966_4536332212375834411_n.jpg
Những loài cây được chọn để trồng rừng phải đáp ứng ba tiêu chí quan trọng: là cây bản địa, có khả năng cung cấp nguồn thu phụ từ lâm sản ngoài gỗ, và được cộng đồng đồng thuận lựa chọn.
462146724_935517385281648_2948352224850609191_n.jpg
Chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm sẽ tuyên truyền, huy động sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động trồng rừng. 
registration-15-1728466048-1728466048.jpg
Người dân địa phương sẽ tham gia tích cực vào quá trình trồng rừng, chăm sóc cây, theo dõi tỷ lệ sống của cây, và thực hiện trồng dặm rừng trong ba năm đầu sau khi trồng.

Ngày 5/10/2024, với sự phối hợp của Hạt kiểm lâm Vân Hồ, UBND hai xã Vân Hồ (Sơn La) và Pà Cò (Hòa Bình) cùng sự tham gia hỗ trợ của khoảng 200 thành viên tại các địa điểm, sự kiện đã trồng tổng cộng gần 12.000 cây bản địa, gồm Chò chỉ, Giổi, Gù hương, Lát hoa, Nghiến, Quế và Re… trên diện tích hơn 20 ha.

Cụ thể, tại Vân Hồ, khoảng 160 người dân tại hai điểm Pa Cốp và Hua Tạt đã trồng 8.350 cây trên diện tích khoảng 15ha, và khoảng 40 người dân tại Pà Cò đã trồng 3.170 cây trên diện tích hơn 5ha.
Gần 5.000 cây còn lại sẽ được người dân tiếp tục trồng trên các địa bàn xã Song Khủa, Suối Bàng, Chiềng Yên và Chiềng Xuân tại huyện Vân Hồ.

Với đợt trồng rừng thứ hai này, chương trình đã hoàn thành vượt mục tiêu, khép lại mùa trồng rừng năm 2024.

462074416_935517508614969_3311477904639276093_n.jpg
Công cuộc hồi sinh những cánh rừng cán đích nhờ sự nỗ lực chung tay của doanh nghiệp, tổ chức và địa phương.

Ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, chia sẻ: “Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines luôn dành sự ưu tiên cho các hoạt động thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó có bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí các-bon. Đối với mục tiêu này, chúng tôi cho rằng phục hồi rừng là một trong những cách hiệu quả và thiết thực nhất. Với năng lực, uy tín của các đơn vị tham gia chương trình và sự ủng hộ của cộng đồng, chúng tôi tin tưởng chiến dịch sẽ đạt được những thành công tốt đẹp, góp phần tạo ra một Việt Nam xanh và phát triển bền vững.

Chiến dịch còn là sự hưởng ứng mạnh mẽ đối với xu hướng giảm phát thải ròng và ngăn chặn biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn thế giới”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Sau cú bắt tay của 3 "ông lớn", giờ đây ai cũng có thể trồng rừng từ những "chiếc lá" 5.000 đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO