Trong cuộc họp báo về những cáo buộc chống lại nhà sáng lập FTX Sam Bankman-Fried, công tố viên Mỹ Damian Williams khẳng định những hành vi gian lận đã rất rõ ràng. Tuy nhiên, Williams không trực tiếp đề cập tới việc nhà chức trách Mỹ đang lên kế hoạch đưa nhân vật này trở lại New York, nơi anh ta đang phải đối mặt với cáo trạng gồm ít nhất 8 tội danh chống lại mình.
Trong lần đầu xuất hiện kể từ khi bị bắt giữ, Bankman-Fried nói với thẩm phán tại Bahamas rằng anh ta không từ bỏ quyền yêu cầu không dẫn độ về Mỹ. Thậm chí, luật sư của nhân vật này còn cho biết họ đã lên một kế hoạch để chống lại việc này.
Hiện tại, các cáo buộc về Bankman-Fried xoay quanh gian lần tài chính, âm mưu gian lận chứng khoán và biển thủ hàng tỷ USD của khách hàng FTX cho các mục đích cá nhân cũng như mối quan hệ mờ ám với Alameda Research do chính Bankman-Fried lập ra. Công tố viên Williams mô tả vụ việc là “một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ” và cho biết nhiều cuộc điều tra đang được tiến hành nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Trước đó, Bankman-Fried nhiều lần phủ nhận các cáo buộc gian lần trên truyền thông. Dù Văn phòng Công tố Manhattan, nơi công tố viên Williams làm việc, nhiều lần tuyên bố sẽ tìm cách dẫn độ Bankman-Fried nhưng ông này từ chối bình luận về điều này trong cuộc họp báo vừa diễn ra.
Thực tế, nếu Bankman-Fried quyết định kích hoạt cuộc chiến chống dẫn độ của Mỹ, nhiều bí mật có khả năng sẽ bị phanh phui trước công chúng. Giống như sự việc của người sáng lập WikiLeaks Julian Assange bị Mỹ buộc tội năm 2019, nhiều bí mật của chính phủ đã bị phanh phui.
Giám đốc tài chính của Huawei Mạnh Vãn Chu, người bị bắt ở Canada năm 2018 theo yêu cầu của Mỹ, cũng có thể là ví dụ khác. Bác Mạnh chống lại yêu cầu dẫn độ và được trả tự do năm 2021 do một thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ. Tuy nhiên, trường hợp của bà Mạnh có những khía cạnh trí chị và ngoại giao mà Bankman-Fried rõ ràng không có.
Tuy nhiên, thỏa thuận dẫn độ của Mỹ với Canada cũng có những điều giống với của họ với Bahamas. Một trong những yêu cầu để dẫn độ là đối tượng phải “phạm tội kép” – vi phạm pháp luật ở 2 khu vực tài phán. Đây có thể là cơ sở để các luật sư của Bankman-Fried chống lại yêu cầu từ phía Mỹ.
Thực tế, đã có những người tránh khỏi bị dẫn độ nhờ quy định này. Doanh nhân gốc Séc Viktor Kozeny đã thành công trong việc chống lại yêu cầu dẫn độ từ Mỹ khi bị cáo buộc hối lộ quan chức Azerbaijan để đổi lấy quyền mua công ty dầu mỏ quốc doanh của nước này. Tòa án ở Bahamas xác nhận thời điểm xảy ra vụ việc, Bahamas chưa tham gia công ước chống tham nhũng khu vực châu Mỹ. Chính về thế, Kozeny không phạm tội ở Bahamas vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, bản nhiều người đã lựa chọn trở về Mỹ. Họ không muốn ngồi tù ở nước ngoài. Ngay cả khi cuộc chiến dẫn độ kéo dài, những người này vẫn không được tự do mà phải ngồi tù hoặc bị quản thúc. Đề nghị bảo lãnh của Bankman-Fried đã bị khước từ do sợ y tìm cách trốn thoát, đồng nghĩa anh ta sẽ phải ngồi tù.
Tham khảo: Bloomberg