Ưu tiên 5 nhiệm vụ trọng tâm
Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060, khu vực đô thị phía Đông sẽ tập trung vào các chức năng chính như đô thị sáng tạo, giáo dục, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính, y tế và du lịch sinh thái.
Khu đô thị TP. Thủ Đức sẽ mở rộng và liên kết với các khu vực lân cận như Dĩ An, Thuận An (Bình Dương), Biên Hòa, Long Thành (Đồng Nai), ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông và dịch vụ, định hình vùng đô thị cửa ngõ phía Đông theo hướng bền vững, kết hợp hài hòa giữa hiện đại và môi trường sống lý tưởng.
Trong quy hoạch Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao và dịch vụ chất lượng. Đến năm 2030, Bình Dương đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm phát triển năng động của Đông Nam Á. Năm 2050, tỉnh sẽ phát triển thành đô thị công nghiệp, dịch vụ hiện đại mang tầm quốc tế.
Để làm được điều này, Bình Dương đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển: Liên kết hợp tác phát triển vùng; Đổi mới hệ sinh thái phát triển; Phát triển xã hội nguồn nhân lực; Phát triển Bình Dương xanh; Phát triển các không gian động lực.
Đầu tiên, Bình Dương đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối vùng trong các năm tới. Cụ thể, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường Vành đai 3 (đoạn đi qua Bình Dương); nâng cấp – mở rộng Quốc lộ 13; phát triển các tuyến giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh gồm: Cao tốc Bắc-Nam phía Tây; cao tốc Tp.HCM - Chơn Thành - Hoa Lư; Vành đai 3; Vành đai 4; Quốc lộ 1; đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 56B; Quốc lộ 13B; Quốc lộ 13C.
Phát triển hệ thống giao thông kết nối liên tỉnh gồm các tuyến đường: Bình Dương – Tp.HCM (Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1K, ĐT 741, ĐT 743B, ĐT 745, ĐT 746, đường ven sông Sài Gòn); Bình Dương - Đồng Nai: Quốc lộ 1K, Quốc lộ 56B, ĐT 742C, ĐT 743…; Bình Dương - Bình Phước: Cao tốc Bắc - Nam phía Tây, cao tốc TP HCM - Chơn Thành - Hoa Lư, Quốc lộ 13, Quốc lộ 13B, Quốc lộ 13C.
Chưa kể, kết nối tới cảng biển như Cái Mép Thị Vải, Cần Giờ; cảng hàng không quốc tế (Tân Sơn Nhất, Long Thành), cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài - Tây Ninh, Hoa Lư - Bình Phước).
Song song đó, Bình Dương đẩy mạnh phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay Bình Dương được xem là thủ phủ của công nghiệp với các khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch bài bản, đồng bộ và tăng trưởng bền vững.
Theo quy hoạch, đến năm 2050 Bình Dương sẽ có 42 KCN, với tổng diện tích khoảng 25.000 ha. Trong đó, tiếp tục thực hiện 33 KCN đã được quy hoạch (gồm 29 KCN đã thành lập và 4 KCN đang chuẩn bị đầu tư); thành lập mới 10 KCN. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này Bình Dương sẽ có khoảng có 40-45 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 3.000 ha.
Ngoài ra, ngành dịch vụ cũng được Bình Dương chú trọng đầu tư phát triển, để nâng cao tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, ưu tiên phát triển các dịch vụ logistics, dịch vụ thương mại chất lượng cao, dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp tại khu vực và mô hình khu phức hợp quy mô lớn. Từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư từ các ông lớn, tạo ra lực đẩy phát triển kinh tế -xã hội, tăng cơ hội công ăn việc làm cho người dân.
Tập trung phát triển nhà ở giá phù hợp
Bà Lương Thu Anh, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch Khu trung tâm (Sở Quy hoạch - Kiến Trúc Tp.HCM) cho biết, trong định hướng quy hoạch phân vùng phía Đông sẽ tập trung phát triển nhà ở nhà ở giá phù hợp khả năng chi trả của bộ phận lớn dân cư, nhà ở xã hội. Tỉ lệ phân khúc nhà ở cho các hộ thu nhập trung bình và nhà ở xã hội được bảo đảm tối thiểu 60% số lượng căn hộ trong dự án xây dựng mới nhà ở và dự án tái thiết đô thị.
Những năm gần đây, nguồn cung căn hộ vừa túi tiền tại thị trường phía Nam chủ yếu tập trung tại Bình Dương. Nguồn: DKRA Group
Tại Bình Dương, phân khúc nhà ở vừa túi tiền luôn được ưu tiên phát triển vì có sức cầu ổn định suốt nhiều năm. Theo định hướng quy hoạch, bất động sản tiếp tục phát triển bền vững, dựa trên nhu cầu ở thực của người dân.
Không thể phủ nhận, những năm qua nhờ động lực về quy hoạch, hạ tầng và định hướng chung của tỉnh, Bình Dương đã thu hút các chuyên gia, kỹ sư, người lao động và nhân viên văn phòng đến làm việc và sinh sống đông đúc. Từ đó kích thích nguồn cầu nhà ở gia tăng. Ba năm trở lại đây, thị trường bất động sản Bình Dương cùng với Tp.HCM vẫn giữ nhịp tăng trưởng đều đặn, thuộc top đầu trong các khu vực phía Nam.
Thông tin quy hoạch Bình Dương dự báo sẽ tác động tích cực đến bức tranh bất động sản của tỉnh. Nhiều người kì vọng giá trị cũng như mức độ biến động giá bất động sản Bình Dương sẽ gia tăng mạnh trong tương lai. Thực tế, vào năm 2023, khi Tp.Dĩ An (Bình Dương) lên đô thị loại II và phấn đấu thành đô thị loại I vào năm 2025 thì bất động sản nơi đây đã rục rịch theo.
So với các tỉnh vệ tinh Tp.HCM, Bình Dương vẫn là thị trường còn dồi dào nguồn cung căn hộ giá vừa túi tiền. Nơi đây lại có lợi thế “sát vách” Tp.HCM, đặc biệt khu vực Dĩ An nằm liền kề Tp.Thủ Đức nên nhiều năm qua bất động sản nhận được sự quan tâm tích cực của người mua thực lẫn nhà đầu tư.
Gần đây, các dự án căn hộ mức giá 1,5– 3 tỷ đồng/căn tại Bình Dương vẫn được hấp thụ khá tốt. Chẳng hạn, một số dự án căn hộ đã hoặc sắp bàn giao tại Dĩ An như Honas Residence, Phú Đông Sky Garden, The Rivana…nhận được sự quan tâm tích cực từ thị trường.
Mới đây, dự án căn hộ Nhật TT AVIO tại trung tâm TP. Dĩ An đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên thị trường bất động sản khu vực. Dự án này cung cấp 2.000 căn hộ chung cư, với mức giá chỉ từ 1,23 tỷ/ căn, đảm bảo chất lượng chuẩn Nhật Bản và sở hữu vị trí chiến lược, liền kề Tp. Thủ Đức (TP.HCM). Hiện tại, TT AVIO đã khai trương khu nhà mẫu, mở cửa đón khách tham quan với hai loại căn hộ chính: căn 1PN+ (56m²) và căn 2PN (62-68m²).
Bên cạnh đó, phương thức thanh toán linh hoạt với đặc quyền "đàm phán thanh toán" cũng là yếu tố tạo nên sức hút lớn cho dự án, giúp người mua dễ dàng lựa chọn phương án phù hợp với tài chính cá nhân. Với những ưu thế này, TT AVIO đang trở thành điểm sáng trên thị trường căn hộ tầm trung, thu hút sự quan tâm của cả người mua để ở và các nhà đầu tư.
Nếu so với Tp.HCM, giá bán căn hộ Bình Dương còn mềm hơn "một nấc". Trong tương lai, nếu Bình Dương đẩy mạnh hạ tầng và đi theo đúng như định hướng đề ra, chắc chắn sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển mới cho thị trường bất động sản.
Giới đầu tư địa ốc kỳ vọng, việc được phê duyệt Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc trung ương và phấn đấu trở thành trung tâm đô thị mang tầm khu vực không chỉ là động lực phát triển kinh tế - xã hội mà còn tạo cơ hội cho bất động sản tăng trưởng, góp phần hoàn thiện diện mạo đô thị nơi đây.