Quốc gia châu Á trở thành ‘thiên đường’ cho dầu mỏ Nga và Iran: ‘Qua mặt’ phương Tây để ‘phục vụ’ tàu bị trừng phạt, nhận hàng triệu thùng 'vàng đen' giá rẻ mà nước khác bỏ lỡ

Vu Lam | 21:02 18/02/2025

Các cảng do tư nhân vận hành tại Trung Quốc đã nhận hàng từ các tàu chở dầu bị Mỹ trừng phạt. Động thái này cho thấy khu vực có nhiều đối tác mua dầu thô Iran và Nga nhất của nước này đang tìm cách né tránh biện pháp trừng phạt.

Quốc gia châu Á trở thành ‘thiên đường’ cho dầu mỏ Nga và Iran: ‘Qua mặt’ phương Tây để ‘phục vụ’ tàu bị trừng phạt, nhận hàng triệu thùng 'vàng đen' giá rẻ mà nước khác bỏ lỡ

Theo Reuters, cảng Đông Dinh ở phía đông tỉnh Sơn Đông đã trở thành cảng tiếp nhận chính sau khi tập đoàn nhà nước Shandong Port Group bán ít nhất 1 cảng cho thực thể tư nhân. Si He, một tàu chở dầu trong danh sách trừng phạt, đã dỡ xuống hơn 744.000 thùng dầu thô ESPO của Nga tại Đông Dinh vào tuần trước. 

Các cảng khác tiếp nhận tàu bị trừng phạt cũng đã xuất hiện, trong đó có một cảng do tư nhân vận hành tại Dương Sơn, phía nam Thượng Hải, và một cảng ở phía nam Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông - nơi tiếp nhận một lô hàng dầu của Iran vào tháng trước. 

Những địa điểm thay thế xuất hiện kể từ khi Shandong Port Group vào tháng trước yêu cầu các nhà khai thác không tiếp nhận các tàu chở dầu nằm trong danh sách đen. 

Nhờ các cảng quy mô nhỏ này, các nhà máy lọc dầu nhỏ lẻ của Trung Quốc có thể tiếp tục nhận dầu thô giá rẻ trong khi các cảng và các nhà máy lọc dầu lớn vẫn vận hành bình thường mà không liên quan đến đội tàu bị trừng phạt. 

Dữ liệu hải quan cho thấy, lượng dầu thô Trung Quốc mua từ Nga và Iran chiếm khoảng 1/4 tổng lượng nhập khẩu của nước này vào năm 2024. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt liên tiếp của Mỹ đưa ra kể từ cuối năm ngoái đã gây gián đoạn cho hoạt động thương mại này và khiến các bên mua phải tìm cách “lách luật” khi tiếp cận nguồn cung giá rẻ. 

Cảng Đông Dinh hiện thuộc sở hữu tư nhân và họ có thể tiếp nhận các tàu chở dầu bị trừng phạt, cắt giảm phí vận chuyển dầu thô từ tàu này sang tàu khác. Tuy nhiên, cảng này chỉ có thể tiếp nhận tàu Aframax và không đủ điều kiện để nhận các tàu chở dầu thô rất lớn, vốn được dùng để vận chuyển dầu của Iran. 

Trong khi đó, cảng Sơn Dương ở Thượng Hải không nhận dầu thô Nga trong hơn 2 năm qua. Kể từ ngày 10/1, ít nhất 2 tàu chở dầu bị trừng phạt với hơn 1,2 triệu thùng dầu Sokol từ Viễn Đông của Nga đã cập cảng Sơn Dương. Hãng dữ liệu theo dõi tàu Kpler cho biết tàu thứ 3 sẽ cập bến vào tuần này. 

Yuri Senkevich, tàu bị trừng phạt của hãng Sovcomflot, Nga, là tàu đầu tiên dỡ hàng sau khi rời Sakhalin 1 vào ngày 20/1, với gần 700.000 thùng dầu Sokol. Tàu này sau đó dỡ hàng tại Sơn Dương vào ngày 28/1. Sơn Dương không liên kết trực tiếp với bất kỳ nhà máy lọc dầu nào, tức là các thùng dầu này sẽ được chuyển vào các bể chứa để đến nơi khác.

Cuối tháng trước, cảng Huệ Châu nhận gần 1 triệu thùng dầu thô của Iran từ tàu Suezmax Nichola. Tuy nhiên, người phát ngôn của công ty Wintime Energy - nhà vận hành cảng Huệ Châu, cho biết cảng này nhận dầu thô từ Malaysia và Singapore chứ không phải Iran và thông báo công ty hoạt động theo đúng quy định của Trung Quốc. 

Tổng hợp


(0) Bình luận
Quốc gia châu Á trở thành ‘thiên đường’ cho dầu mỏ Nga và Iran: ‘Qua mặt’ phương Tây để ‘phục vụ’ tàu bị trừng phạt, nhận hàng triệu thùng 'vàng đen' giá rẻ mà nước khác bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO