Những sự kiện kinh tế - tài chính quốc tế đáng chú ý nhất tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3 là gì?

Vân Chi | 22:36 27/02/2023

Một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ và số liệu lạm phát của châu Âu sẽ được công bố trong tuần này có thể đưa ra những tín hiệu về việc các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới sẽ có chiến lược như thế nào trong thời gian tới, bao gồm cả việc liệu có xảy ra khả năng nền kinh tế Mỹ "không hạ cánh" hay không? Đó là điều thị trường đang bàn luận rất sôi nổi.

Những sự kiện kinh tế - tài chính quốc tế đáng chú ý nhất tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3 là gì?

Bên cạnh những dữ liệu quan trọng của phương Tây, dữ liệu hoạt động kinh doanh của Trung Quốc sau Tết Nguyên đán sẽ cho biết sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Ngoài ra, thông tin về kết quả bỏ phiếu ở Nigeria cũng được thị trường quan tâm, bởi đây là cuộc bầu cử đầu tiên trong năm nay ở các nền kinh tế mới nổi.

Dưới đây là những sự kiện kinh tế - tài chính thế giới đáng chú ý nhất trong tuần từ ngày 27/2 - 5/3.

1/ Fed và mối liên quan tới cổ phiếu

Các báo cáo về đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ, giá nhà cũng như niềm tin của người tiêu dùng và sản xuất của nước này sẽ được công bố vào tuần tới, có nguy cơ làm gia tăng dự đoán rằng Fed sẽ tăng lãi suất nhiều hơn nữa, và giáng một đòn mạnh vào đà phục hồi của chứng khoán đầu năm nay.

Những bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ vững mạnh hơn dự kiến đã buộc các nhà đầu tư phải điều chỉnh lại những dự đoán về mức độ tích cực thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), về mức và số lần tăng lãi suất, và cân nhắc mức tăng của cổ phiếu. Chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 đã cố gắng duy trì mức tăng 4,5% từ đầu năm đến nay, nhưng đã hạ nhiệt khá nhiều và lùi xa khỏi mức cao nhất của năm nay.

Dữ liệu niềm tin của người tiêu dùng sẽ được công bố vào thứ Ba (28/2), một thông tin có thể được thị trường quan tâm đặc biệt, cung cấp đánh giá sơ bộ về quan điểm của các hộ gia đình về triển vọng kinh tế và kỳ vọng lạm phát. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters kỳ dự đoán chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ sẽ giữ vững trong tháng 2, sau khi bất ngờ giảm vào tháng 1/2023.

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ.

2/ Lo ngại nền kinh tế Mỹ “không hạ cánh”

Có phải các điều kiện kinh tế đang trở nên quá lạc quan khiến thị trường không thể chịu nổi? Ý tưởng về một nền kinh tế Mỹ "không hạ cánh" nhằm đảo ngược một loạt các giao dịch phổ biến dựa trên kịch bản nền kinh tế toàn cầu bước vào suy thoái đang thu hút sự chú ý bởi dữ liệu lạc quan đáng ngạc nhiên.

Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau các đợt phong tỏa do COVID, thị trường lao động Mỹ đang bùng nổ và chi tiêu của người tiêu dùng đang tăng lên, trong khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu đã lắng dịu.

Tuy nhiên, lạm phát vẫn ở mức cao, có thể khiến các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa. Điều này gây bất tiện cho các nhà đầu tư đã mua trái phiếu chính phủ và đặt cược vào đồng đô la giảm giá trong năm nay, kỳ vọng rằng các nền kinh tế sẽ giảm tốc và các ngân hàng trung ương sẽ tạm dừng các chiến dịch tăng lãi suất. Hạ cánh mềm vẫn có thể xảy ra. Nhưng nếu dữ liệu trong những ngày tới báo hiệu rằng tăng trưởng và lạm phát vẫn mạnh mẽ, thì thị trường chứng khoán và trái phiếu có thể vẫn giảm.

Dự đoán về tăng trưởng kinh tế Mỹ được điều chỉnh tăng.

3/ Tuần lễ thông tin về lạm phát

Tuần này sẽ công bố dữ liệu lạm phát ở khu vực đồng euro. Dữ liệu lạm phát sơ bộ của Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong tháng 2 sẽ được công bố vào thứ Hai và thứ Ba (27 và 28/1); tiếp theo là chỉ số lạm phát trong toàn khối, sẽ được công bố vào thứ Năm.

Áp lực giá cả đang giảm bớt: lạm phát khu vực đồng euro giảm xuống 8,6% trong tháng 1 từ mức 9,2% một tháng trước đó. Tuy nhiên, những con số của ngày thứ Năm không có khả năng xoa dịu những người ủng hộ chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu -đang thúc đẩy việc tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ.

Trọng tâm chú ý của thị trường có thể sẽ tập trung vào lạm phát cơ bản - loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm. Lạm phát vẫn dai tẳng và có thể tăng so với mức 5,3% của tháng 1/2023 (so với cùng kỳ năm trước).

Các thị trường đã nhận được thông báo và đặt cược rằng lãi suất tiền gửi của ECB, hiện là 2,5%, sẽ tăng lên cao. Deutsche Bank vừa nâng dự báo về lãi suất cao nhất của lãi suất ECB lên 3,75% từ mức 3,25%.

ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

4/ Trung Quốc khởi động lại nền kinh tế

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại đang diễn ra nhanh chóng và dữ dội sau ba năm tạm lắng. Dữ liệu PMI sẽ công bố vào thứ Tư (29/2) có thể cho biết hoạt động của các nhà máy ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã quay trở lại hay chưa sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Những số liệu kinh tế mạnh mẽ kích thích nền kinh tế Trung Quốc hồi phục trở lại sau một thời gian suy yếu, với việc mở cửa trở lại hoạt động thương mại - nơi mà sự lạc quan dường như đang tắt dần. Chỉ số CSI 300 của blue-chip A-share phần lớn không thay đổi trong tháng sau khi tăng 7% trong tháng Giêng.

Các hoạt động kinh tế của Trung Quốc hồi phục trong tháng 1.

5/ Kết quả cuộc bầu cử đầu tiên trong nhóm các nước đang phát triển

Nigeria, quốc gia có vai trò quan trọng trong sản xuất dầu mỏ, đã tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 25/2 để bầu tổng thống mới và các thành viên Quốc hội. Ngày 27/2, Liên minh châu Phi (AUEM) sẽ đưa ra đánh giá sơ bộ về quá trình bầu cử trong cuộc họp báo chung với phái đoàn giám sát bầu cử của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS).

Nhiều nền kinh tế khác thuộc nhóm các thị trường mới nổi đang tiến gần đến việc bầu cử. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Tổng thống Tayyip Erdogan có thể tổ chức bầu cử sau trận động đất kinh hoàng như dự kiến vào tháng 6. Những người theo chủ nghĩa Peronist của Argentina đang dự đoán sẽ có một cuộc bầu cử lại vào tháng 10, và cử tri Pakistan có thể sẽ đi bỏ phiếu trong cùng tháng.

Lạm phát của Nigeria đang tăng

Tham khảo: Refinitiv

Bài liên quan

(0) Bình luận
Những sự kiện kinh tế - tài chính quốc tế đáng chú ý nhất tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3 là gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO