Đất hiếm là một nguyên tố vô cùng quan trọng trong cuộc đua pin xe điện. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này khi chiếm đến 90% sản lượng đất hiếm trên toàn cầu. Nơi sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới là khu vực khai khoáng Baiyun tại Trung Quốc với 35 triệu tấn oxit đất hiếm.
Chỉ số đất hiếm tháng 12 MMI (chỉ số Metal Miner hàng tháng) đã giao dịch đi ngang trong tháng thứ 2 liên tiếp. Chỉ số này đã giảm 1,55 % và MetalMiner dự đoán nó sẽ còn tiếp tục chững lại, thậm chí là trong dài hạn. Điều này xảy ra là do việc cung cấp nam chân đất hiếm toàn cầu đã bị gián đoạn bởi Trung Quốc – nhà cung cấp các nguyên tố đất hiếm số 1 thế giới.
Việc khai thác đất hiếm đăng gặp nhiều khó khăn khi Trung Quốc đang bị gián đoạn thương mại do Covid-19, khiến chuỗi cung ứng đất hiếm chịu tác động trong vài tháng qua. Giá của nguyên liệu này cũng có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới.
Khi thế giới hướng tới nguồn năng lượng xanh, sự phụ thuộc vào các vật liệu đất hiếm cũng ngày càng tăng. Bởi vậy việc có thêm nguồn đất hiếm bên ngoài Trung Quốc là rất quan trọng.
Thực tế Trung Quốc đang nắm giữ trữ lượng đất hiếm lớn nhất, khoảng 44 triệu tấn, gấp đôi so với Việt Nam (22 triệu tấn) - quốc gia xếp thứ 2 về trữ lượng đất hiếm. Hai nơi có trữ lượng lớn nhất tiếp theo là Brazil và Nga. Với những vấn đề địa chính trị hiện tại của Nga, điều này không khiến Nga trở thành một lựa chọn khả thi cho các quốc gia NATO.
Trong khi các chính sách phòng Covid-19 khiến Trung Quốc gặp khó khăn thì ngôi vương của quốc gia này trong lĩnh vực đất hiếm lại đang bị đe dọa. Các quốc gia đang chủ động ngăn chặn các khoản đầu tư vào đất hiếm của Trung Quốc. Canada, một quốc gia khác nắm giữ nhiều trữ lượng đất hiếm của riêng mình, đã tự ý ngăn cản Trung Quốc tiếp cận một số công ty khai thác đất hiếm cấp dưới của chính họ. Chính phủ Canada đã làm điều này trong nỗ lực duy trì trữ lượng đất hiếm của riêng mình.
Đức cũng bắt đầu thúc đẩy các chính sách khắc nghiệt hơn đối với Trung Quốc. Trong tháng gần đây, Bộ Ngoại giao Đức bắt đầu yêu cầu các công ty có lập trường cứng rắn hơn đối với các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, liệt kê lĩnh vực nam châm đất hiếm là một trong những lĩnh vực cần quan tâm.
Phương Tây tiếp tục tìm giải pháp thay thế nam châm đất hiếm của Trung Quốc dù quá trình này đang diễn ra khá chậm. Kể từ khi Trung Quốc chủ yếu cung cấp đất hiếm cho thế giới trong nhiều thập kỷ, việc phá vỡ sự phụ thuộc đang tỏ ra khó khăn. Tuy nhiên, các nguồn mới mở ra hi vọng khi gần đây một công ty đất hiếm của Na Uy đã công bố các khoản đầu tư mới trên khắp Canada, Na Uy và Thụy Điển.
Ấn Độ cũng có thể chứng minh là một ứng cử viên tiềm năng trong tương lai. Tương tự như phương Tây, Ấn Độ cũng rơi vào tình thế khó khăn do quốc gia này phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc. Gần đây, các ngành công nghiệp trong nước đã lên tiếng lần thứ tư với Chính phủ Ấn Độ để khuyến khích các sáng kiến về đất hiếm bên ngoài Trung Quốc. Tất cả điều này được hỗ trợ bởi Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, người đã thiết lập một loạt các bước được đề xuất đối với khu vực tư nhân sẽ giúp phá vỡ sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc. Điều này sẽ có lợi cho Ấn Độ trong nước, vì bản thân Ấn Độ có trữ lượng đất hiếm lớn.
Theo Oilprice, Bloomberg