Nguồn cung hàng đầu thế giới gặp khó
Thế giới đang rất cần nhiều ngũ cốc hơn để giúp kiềm chế thiếu hụt lương thực, tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy Mỹ, nhà sản xuất chủ chốt, sẽ xuất xưởng lượng lúa mì nhỏ nhất trong vòng 50 năm tới.
Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA cho biết trong báo cáo cung cầu hàng tháng của mình rằng giá lúa mì Mỹ quá đắt và doanh số bán ra rất chậm. Thời tiết bất lợi trên khắp các khu vực tại Mỹ đã khiến thu hoạch bị hạn chế và mực nước thấp dọc theo sông Mississippi đang khiến việc đưa cây trồng đến các cảng xuất khẩu chậm hơn và tốn kém hơn. Kết quả là, dự trữ trong nước đang chất đống nhiều hơn dự kiến. Triển vọng xuất khẩu ngô, đậu tương và gạo cũng yếu hơn.
Mọi thứ đang chỉ ra rằng nguồn cung sẵn có đang trở nên ít ỏi hơn cho các thị trường trên thế giới, vốn phụ thuộc vào các quốc gia như Mỹ để cung cấp các loại ngũ cốc cần thiết do gián đoạn từ xung đột Nga và Ukraine. Các chủ hàng lớn khác cũng đang gặp khó khăn trong việc đưa ngũ cốc ra ngoài để xuất khẩu ví dụ như Canada, quốc gia đang gặp tình trạng khan hiếm toa xe lửa.
Ông Terry Reilly, nhà phân tích cấp cao tại Futures International LLC ở Chicago, cho biết xuất khẩu lúa mì của Mỹ đã giảm 50 triệu giạ (một đơn vị đong lúa mì tương đương 20-22 lít/giạ) xuống 775 triệu giạ, mức thấp nhất kể từ năm 1971. Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago giảm 2,8% xuống 8,7625 USD/bushel sau khi báo cáo được công bố.
Giá lương thực toàn cầu đã chạm mức kỷ lục trong những tháng gần đây khi lạm phát lan rộng khắp các nền kinh tế. Chi phí trồng thực phẩm ở Mỹ dự kiến sẽ tăng cao nhất từ trước đến nay vào năm 2022.
Báo cáo cũng đi kèm với việc xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang và lo ngại về sự suy giảm kinh tế toàn cầu, điều này đang đặt các thị trường hàng hóa vào thế cạnh tranh. Những cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra đang gây thêm áp lực cho người nông dân khi tình hình thời tiết xấu, Mỹ phải đối mặt với tình trạng hạn hán khiến xuất khẩu chậm lại.
Trong khi đó, giá ngô kỳ hạn giảm sau khi báo cáo báo hiệu lượng dự trữ lớn hơn. Đậu nành tăng mạnh, lên tới 2,7%, nhiều nhất trong một tháng, do các kho dự trữ cuối kỳ của Mỹ thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Động thái của thị trường Trung Quốc
Trung Quốc có thể bắt đầu nhập khẩu ngô từ Brazil vào đầu tháng 12, một phần trong nỗ lực của người mua hàng đầu thế giới nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và thay thế nguồn cung từ Ukraine bị gián đoạn do xung đột giữa quốc gia này với Nga.
Khoảng 45 cơ sở thuộc sở hữu của các công ty bao gồm Bunge, Cargill, và Archer-Daniels-Midland đã được Brazil phê duyệt trước để xuất khẩu sang Trung Quốc. Một người quen thuộc với vấn đề này cho biết, tổng số cuối cùng sẽ cao hơn do có một số lượng lớn các yêu cầu. Danh sách cuối cùng có thể sẽ được gửi đến Trung Quốc vào tháng 11.
Trung Quốc đang thực hiện các bước để đẩy nhanh nhập khẩu ngô của Brazil, đa dạng hóa nguồn cung vào thời điểm xung đột tại Ukraine đã làm gián đoạn thương mại với Mỹ tăng cao. Giá ngô kỳ hạn tại Chicago tăng hơn 20% trong vòng chưa đầy ba tháng, kết hợp với đồng USD Mỹ tăng mạnh đã làm tăng tính cấp thiết của việc tìm kiếm hàng hóa thay thế. Trung Quốc cũng đang hạn chế xuất khẩu tinh bột ngô, một dấu hiệu cho thấy nước này đang lo lắng về nguồn cung.
Trong khi Brazil là nước xuất khẩu ngô lớn thứ hai, Trung Quốc hầu như không bao giờ mua từ cường quốc nông nghiệp trong 9 năm qua do lo ngại về kiểm dịch thực vật. Tại cuộc họp năm nay ở Brasilia, hai quốc gia cuối cùng đã đồng ý về các hướng dẫn sau nhiều năm đàm phán, mở đường cho việc mua bán. Động thái này đe dọa thị phần của Mỹ trong các giao dịch mua của Trung Quốc.
Bloomberg đã đưa ra 20 địa điểm được Brazil chấp thuận để xuất khẩu ngô sang Trung Quốc. Sau khi Bắc Kinh phê duyệt danh sách, các công ty đó sẽ đàm phán trực tiếp với người mua ở quốc gia châu Á.
Trung Quốc đã mua hầu hết đậu nành của Brazil, một nguyên liệu thức ăn khác cho đàn lợn khổng lồ của nước này. Quốc gia châu Á này có lịch sử chuyển hướng khỏi nguồn cung cấp nông nghiệp của Mỹ vào thời điểm căng thẳng leo thang, chẳng hạn như giai đoạn 2018-2019 trong cuộc chiến thương mại và có mục tiêu rộng lớn hơn là giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.
Theo Reuters, Bloomberg