Một ngân hàng cảnh báo gần 4.000 số tài khoản "đen", người dùng chuyển tiền sẽ nhận thông báo "nguy hiểm" ngay lập tức!

Kenttt | 23:16 03/10/2024

Nếu chuyển tiền cho số tài khoản ngân hàng nằm trong danh sách "đen" này, người dùng sẽ nhận được cảnh báo ngay trên màn hình điện thoại.

Một ngân hàng cảnh báo gần 4.000 số tài khoản "đen", người dùng chuyển tiền sẽ nhận thông báo "nguy hiểm" ngay lập tức!

Theo nguồn tin từ Báo Thanhnien, đã có gần 4000 số tài khoản ngân hàng đáng ngờ nằm trong danh sách "đen" của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank). Cụ thể, số lượng tài khoản ngân hàng đáng ngờ tăng thêm gần 500 hồ sơ so với đầu tháng 9, từ khoảng 3.500 lên 3.927 tài khoản.

Đây là danh sách tất cả các tài khoản tham gia hoặc có liên đới với hành vi lừa đảo trên toàn quốc. Danh sách này được liên tục cập nhật để cảnh báo đến khách hàng của MBBank. Danh sách được MBBank và Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an cập nhật liên tục. 

Nhiều trường hợp chuyển tiền cho kẻ lừa đảo nhưng không hề hay biết

Được biết, từ tháng 6/2024 MBBank đã triển khai tính năng nhận diện tài khoản lừa đảo một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhằm mang lại sự an tâm tối đa cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

Khi khách hàng thực hiện thao tác chuyển tiền, hệ thống của MBBank sẽ tự động kiểm tra thông tin tài khoản người nhận. Nếu tài khoản này nằm trong danh sách nghi ngờ lừa đảo, hệ thống sẽ ngay lập tức gửi cảnh báo đến khách hàng.

Cảnh báo này giúp khách hàng có thể dừng lại và kiểm tra lại thông tin trước khi tiếp tục giao dịch. Đây là một tính năng đặc biệt hữu ích trong bối cảnh các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, khi mà chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến việc mất mát tài sản.

Thông báo cảnh giác tài khoản 

Bên cạnh đó, MBBank cũng cảnh báo thủ đoạn Phishing Email (Email giả mạo) đang nóng hiện nay. Đây là hình thức tấn công mà các đối tượng lừa đảo thường giả mạo là một doanh nghiệp uy tín để dựng len một kịch bản hấp dẫn và gửi tới Khách hàng. Lời dụng sự tin tưởng của Khách hàng với các doanh nghiệp lớn, Khách hàng đã vô tình cung cấp thông tin tài khoản cá nhân, số thẻ hoặc tích vào các liên kết có chứa mã độc dẫn tới thiết bị mất quyền kiểm soát.

Chiêu trò của Đối tượng: Đối tượng giả mạo địa chỉ email của các Công ty hoặc Đơn vị mà Khách hàng thường xuyên giao dịch để gửi các chương trình tri ân khách hàng thân thiết, các chương trình khuyến mãi. Chương trình đổi điểm thưởng loyalty, nâng hạng thẻ, hạn mức thẻ… Hoặc đối tượng giả mạo về các thông tin Đơn hàng, booking giao dịch trước đó của Khách hàng bị lỗi dẫn tới Khách hàng phải xác thực lại thông tin.

Những email này thường chứa link dẫn dụ để KH đăng nhập thông tin tại các trang web mua bán giả mạo, nhằm thu thập thông tin từ thẻ, tài khoản, GTTT, số điện thoại...của Khách hàng. Từ đó, đối tượng lừa đảo sử dụng thông tin thu thập được để chiếm đoạt số dư tài khoản, thẻ, ví điện tử của KH.

Để tránh gặp lừa đảo giả mạo email doanh nghiệp: 

- Kiểm tra địa chỉ email gửi đảm bảo đúng thông tin tên miền của doanh nghiệp 

- Xác nhận thông tin với đơn vị bán hàng qua kênh chính thức khi nhận được yêu cầu xác nhận đơn hàng 

- Không tải các ứng dụng không rõ nguồn gốc, đặc biệt các ứng dụng theo hướng dẫn qua cuộc gọi điện thoại, tin nhắn hoặc email. 

- Không cung cấp thông tin thanh toán nhạy cảm qua điện thoại hoặc bằng cách nhập chi tiết tài khoản thanh toán cho những cá nhân chưa được xác minh. 

- Không Click vào các liên kết có trong email hoặc tin nhắn văn bản từ các nguồn không xác định hoặc đáng ngờ. 


(0) Bình luận
Một ngân hàng cảnh báo gần 4.000 số tài khoản "đen", người dùng chuyển tiền sẽ nhận thông báo "nguy hiểm" ngay lập tức!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO