'Mỏ dầu' khủng nhất thế giới vừa được ‘mở khóa’: Trữ lượng gấp 68 lần Việt Nam, cả thế giới đang đổ xô đến mua hàng

Như Quỳnh | 15:55 04/03/2024

Các nhà nhập khẩu đổ xô đến quốc gia này mua hàng dẫn đến tình trạng tắc nghẽn.

'Mỏ dầu' khủng nhất thế giới vừa được ‘mở khóa’: Trữ lượng gấp 68 lần Việt Nam, cả thế giới đang đổ xô đến mua hàng
Ảnh minh họa

Theo các tài liệu và dữ liệu giám sát tàu của Reuters, xuất khẩu dầu của Venezuela đã tăng lên 670.000 thùng/ngày (bpd) trong tháng 2. Các khách hàng của công ty dầu khí nhà nước (PDVSA) đã đổ xô gửi tàu chở dầu đến Venezuela trong những tháng gần đây để lấy dầu thô và nhiên liệu trước khi Mỹ có khả năng áp dụng lại các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với quốc gia này.

Ngày 18-10, Chính phủ Mỹ thông báo đã nới lỏng phần lớn các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu khí của Venezuela khiến dầu thô của quốc gia này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Việc giao hàng vào tháng trước cho các khách hàng bao gồm Chevron (Mỹ) và Reliance Industries của Ấn Độ đã tăng so với tháng 1. Tuy nhiên dữ liệu cũng chỉ ra rằng sản lượng yếu hơn và thiếu chất pha loãng để sản xuất các loại có thể xuất khẩu đã ngăn cản PDVSA từ việc tăng tổng lượng xuất khẩu.

PDVSA và các liên doanh xuất khẩu trung bình 671.140 thùng dầu thô và nhiên liệu mỗi ngày, chủ yếu sang châu Á, tăng 7,5% so với tháng 1. Venezuela cũng đã xuất khẩu 197.000 tấn sản phẩm phụ từ dầu và hóa dầu, thấp hơn mức 286.000 tấn trong tháng 1.

Các chuyến hàng dầu thô Venezuela của Chevron sang Mỹ đã tăng lên 184.000 thùng/ngày từ 107.000 thùng/ngày trong tháng trước. Xuất khẩu của Venezuela tới Cuba vẫn ở mức khoảng 34.000 thùng/ngày, trong khi xuất khẩu tới các đảo Caribe khác tăng nhẹ.

Tài liệu nội bộ của công ty cho thấy lượng tồn kho dầu thô loại Merey 16 không đủ và thiếu chất pha loãng nhập khẩu tại cảng Jose - cảng dầu chính của Venezuela đã ngăn cản PDVSA đẩy mạnh xuất khẩu để thực hiện các thỏa thuận cung cấp giao ngay.

Theo dữ liệu giám sát tàu của LSEG, một số tàu chở dầu lớn đi châu Á đã rời cảng Venezuela mà không nhận hàng trong những ngày gần đây sau khi chờ đợi nhiều tuần.

Các tài liệu cho thấy bến cảng Jose đã phục hồi sau tình trạng mất điện và pha trộn dầu chậm đã ảnh hưởng đến hoạt động bốc hàng vào tháng Giêng. Bốn trong số năm trạm nâng cấp dầu thô và trạm pha trộn đã đi vào hoạt động trong tháng trước, điều này sẽ khiến xuất khẩu tăng cao hơn trong tháng Ba.

Theo dữ liệu, tính đến ngày 29 tháng 2, ít nhất 18 siêu tàu chở dầu đang chờ xếp hàng gần các cảng Jose và Amuay của Venezuela - nơi xử lý phần lớn hàng xuất khẩu của PDVSA. Con số này đã tăng so với chỉ khoảng một chục tàu vào cuối tháng 11. Ngược lại nhập khẩu nhiên liệu của Venezuela tăng lên 144.000 thùng/ngày từ mức 122.000 thùng/ngày trong tháng 1.

Vào năm 2022, Venezuela sản xuất trung bình là 600.000 đến 700.000 thùng/ngày, trong khi xuất khẩu trung bình hơn 600.000 thùng/ngày.

Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, được xác định ở mức hơn 300 tỷ thùng - so với mức khoảng 4,4 tỷ thùng của Việt Nam. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ trước đó và một số vấn đề khác khiến nước này không tận dụng được tối đa nguồn dầu mỏ giàu có của mình. 

Theo Reuters


(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Đề xuất đánh thuế nước giải khát có đường: Còn nhiều ý kiến trái chiều
Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra trong tháng 11/2024, trong đó có điểm mới là đề xuất áp thuế đối với đồ uống có đường. Tuy nhiên, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với đồ uống có đường lần đầu tiên được đưa ra trong dự thảo Luật này, do đó, vẫn còn gặp phải nhiều ý kiến trái chiều.
'Mỏ dầu' khủng nhất thế giới vừa được ‘mở khóa’: Trữ lượng gấp 68 lần Việt Nam, cả thế giới đang đổ xô đến mua hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO